LM Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
Chuyện lạ đời chưa từng xảy ra
Hình như cho đến nay, chưa hề có một cuộc lễ nào của Công Giáo, mà Ban Tổ Chức phải ra thông cáo thận trọng dặn dò các tín hữu đi tham dự thánh lễ: “đừng mang theo những gì không cần thiết”, như trường hợp lễ nhậm chức Phó Tổng Giám Mục Hà Nội của Đức Cha Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn ngày 07-05-2010 vừa qua. Nay thì Ban Tổ Chức có thể thở phào nhẹ nhõm, vì đã không có gì đáng tiếc xảy ra. Ta hãy thử xem có thể học được gì từ buổi lễ khác thường này.
Chiên chứ không phải cừu
Sở dĩ đã không có gì đáng tiếc xảy ra vì giáo dân Việt Nam vốn có tinh thần kỷ luật rất cao. Ngay cả lúc xảy ra những vụ dầu sôi lửa bỏng như Thái Hà hay Tam Toà, họ vẫn biết tự chế. Nhưng cái mới, cái lạ là ngày nay giáo dân, tuy là những con chiên, nhưng không còn chấp nhận là những con cừu, ai nói gì cũng nghe, ai bảo sao cũng được. Cứ đọc bao nhiêu bài viết trên mạng trong thời gian vừa qua thì thấy rõ. Những khi cần, và có dịp để bày tỏ ý kiến, giáo dân không còn sợ nữa. Và họ có dư thừa sáng kiến để bày tỏ nguyện vọng của mình, tình cảm của mình. Lễ nhậm chức Giám mục Phát Diệm của Đức Cha Nguyễn Năng đã là một ví dụ. Nay đến lễ nhậm chức Phó Tổng Giám Mục Hà Nội của Đức Cha Nhơn. Trước mặt tiền nhà thờ chính toà Hà Nội, ta thấy một biểu ngữ nền đỏ chữ vàng Hân hoan chào mừng Đức Tân TGM Phó Phêrô. Biểu ngữ này chắc chắn là của Ban Tổ Chức. Nhưng tội nghiệp cho cái biểu ngữ đó: nó mới lẻ loi làm sao, đơn độc làm sao, giữa một rừng biểu ngữ nền vàng chữ đỏ:
Sở dĩ đã không có gì đáng tiếc xảy ra vì giáo dân Việt Nam vốn có tinh thần kỷ luật rất cao. Ngay cả lúc xảy ra những vụ dầu sôi lửa bỏng như Thái Hà hay Tam Toà, họ vẫn biết tự chế. Nhưng cái mới, cái lạ là ngày nay giáo dân, tuy là những con chiên, nhưng không còn chấp nhận là những con cừu, ai nói gì cũng nghe, ai bảo sao cũng được. Cứ đọc bao nhiêu bài viết trên mạng trong thời gian vừa qua thì thấy rõ. Những khi cần, và có dịp để bày tỏ ý kiến, giáo dân không còn sợ nữa. Và họ có dư thừa sáng kiến để bày tỏ nguyện vọng của mình, tình cảm của mình. Lễ nhậm chức Giám mục Phát Diệm của Đức Cha Nguyễn Năng đã là một ví dụ. Nay đến lễ nhậm chức Phó Tổng Giám Mục Hà Nội của Đức Cha Nhơn. Trước mặt tiền nhà thờ chính toà Hà Nội, ta thấy một biểu ngữ nền đỏ chữ vàng Hân hoan chào mừng Đức Tân TGM Phó Phêrô. Biểu ngữ này chắc chắn là của Ban Tổ Chức. Nhưng tội nghiệp cho cái biểu ngữ đó: nó mới lẻ loi làm sao, đơn độc làm sao, giữa một rừng biểu ngữ nền vàng chữ đỏ:
– Tôn vinh Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt
– Chúng con yêu mến Đức Tổng Giu-se
– Chúng con đồng hành với Đức Tổng Giu-se
– Đức Tổng Ngô Quang Kiệt mới là người chủ chăn đích thực
– Đức Cha Giu-se Ngô Quang Kiệt mãi mãi là Tổng Giám Mục của chúng con
– Tinh thần Ngô Quang Kiệt bất diệt, v.v…
– Chúng con yêu mến Đức Tổng Giu-se
– Chúng con đồng hành với Đức Tổng Giu-se
– Đức Tổng Ngô Quang Kiệt mới là người chủ chăn đích thực
– Đức Cha Giu-se Ngô Quang Kiệt mãi mãi là Tổng Giám Mục của chúng con
– Tinh thần Ngô Quang Kiệt bất diệt, v.v…
Được biết là trước lễ nhậm chức này, đã có một thỉnh nguyện thư với trên 15,000 chữ ký (nếu có thời gian và điều kiện để gom chữ ký, chắc con số này sẽ tăng lên rất nhiều lần). Nội dung thư này là xin Đức Giáo Hoàng đừng chấp nhận đơn xin từ chức của Đức Cha Ngô Quang Kiệt, nhưng tiếp tục giữ ngài lại trong chức vụ Tổng Giám Mục Hà Nội. Nghe đâu có vị quan chức người Việt bên Vatican nghe biết sự việc, đã vội bắn tiếng: làm như thế là chống đối Toà Thánh! Đúng là trò nhát con nít, vì bày tỏ nguyện vọng và chống đối là hai việc khác nhau. Và những con người nặng óc giáo sĩ trị, thì chỉ muốn giáo dân mãi mãi là những trẻ vị thành niên, và rất sợ những tín hữu trưởng thành. Nhưng điều đáng ngạc nhiên, mà lại rất đáng mừng, là hôm nay giáo dân, rõ ràng nhất là tại Hà Nội, không chỉ biết vâng lời, nghĩa là tuân lệnh, nhưng còn biết đối thoại, biết bày tỏ ý kiến của mình, biết đề đạt nguyện vọng của mình.
Trên bậc thang quyền bính, thì giám mục, đến linh mục, rồi mới đến giáo dân. Nhưng những gì ta chứng kiến trong cuộc lễ hôm nay cho ta hiểu tại sao Đức Cha Lê Đắc Trọng, về cuối đời, lại nhận định: giáo dân hơn linh mục, linh mục hơn giám mục. Giá mà nhận định này cũng là nhận định nếu không phải của mọi giám mục, thì cũng là một số nhiều nhiều, và nhận định đó được đưa ra sơm sớm trước khi gần nhắm mắt, thì phúc cho Giáo Hội biết chừng nào !
Trên bậc thang quyền bính, thì giám mục, đến linh mục, rồi mới đến giáo dân. Nhưng những gì ta chứng kiến trong cuộc lễ hôm nay cho ta hiểu tại sao Đức Cha Lê Đắc Trọng, về cuối đời, lại nhận định: giáo dân hơn linh mục, linh mục hơn giám mục. Giá mà nhận định này cũng là nhận định nếu không phải của mọi giám mục, thì cũng là một số nhiều nhiều, và nhận định đó được đưa ra sơm sớm trước khi gần nhắm mắt, thì phúc cho Giáo Hội biết chừng nào !
Dấu ấn Ngô Quang Kiệt
Câu hỏi đặt ra là do đâu mà Đức Tổng Kiệt lại được giáo dân ngưỡng mộ, kính yêu đến như vậy. Ngài không thuộc hàng khoa bảng, bằng cấp cùng mình, không phải là người có tài hùng biện để thu hút, mê hoặc người nghe. Năm năm làm Tổng Giám Mục Hà Nội là thời gian quá ngắn để đáng được lưu danh bằng cách đặt tên mình cho một công trình kiến trúc như hội trường tại một Trung Tâm Mục Vụ. Thế nhưng cứ nhìn rừng biểu ngữ được giương cao, nhìn những tấm hình của ngài được các tín hữu ôm trước ngực một cách vừa kính cẩn, vừa trìu mến, ta có thể hiểu được dấu ấn Đức Tổng Kiệt để lại trong óc, trong tim người giáo dân Hà Nội sâu đậm đến mức nào. Có lẽ tấm biểu ngữ “Tinh thần Ngô Quang Kiệt bất diệt” đã gói ghém mọi lý do của lòng cảm phục sâu sắc và yêu mến thiết tha mà giáo dân Hà Nội dành cho ngài. Tinh thần Đức Tổng Kiệt được thể hiện qua cách ngài làm mục vụ: không quản ngại đến chia sẻ với người dân khi họ gặp khó khăn thử thách, chẳng hạn lúc xảy ra thiên tai, đến thăm viếng ủi an khi họ bị đập đánh, bị thương tật, mạnh dạn tuyên bố sẵn sàng thay thế cho ai vì nghe lời ngài kêu gọi cầu nguyện mà phải đi tù.
Liều chết vì đoàn chiên
Nhưng có lẽ quan trọng nhất là Đức Tổng Kiệt đã dám đứng về phía người nghèo, người bị lường gạt, bị bóc lột, bị áp bức, để dõng dạc tuyên bố trước bạo quyền: Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ xin-cho. Tìm ra được một gương mặt quả cảm trong hàng ngũ lãnh đạo hôm nay là chuyện quá hiếm. Ngài không ngoảnh mặt lên trời mà nói sảng, không dừng lại nơi những lý thuyết cao xa, những nguyên tắc trừu tượng. Khi mục tử bất chấp hiểm nguy cho tính mạng, can đảm đứng ra bênh vực đoàn chiên, thì lòng kính trọng và ưu ái được dành cho ngài chẳng có gì khó hiểu. Mục tử không phải là kẻ chăn thuê, chính Đức Giê-su đã từng cảnh báo (Ga 10,12). Đức Tổng Kiệt đã thể hiện lời giáo huấn của Chúa Giê-su: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13). Nay ngài ra đi, nhưng tinh thần của ngài sẽ tồn tại mãi.
Lời người ra đi
Trong buổi lễ nhậm chức, Đức Tổng Kiệt là người giới thiệu Tân Tổng Giám Mục Phó. Nghe giọng nói đĩnh đạc, đanh thép của Đức Tổng Kiệt, ta không thể nghĩ đó là giọng nói của một người mệt mỏi vì mất ngủ triền miên. Lời giới thiệu của ngài ngắn gọn, nhưng đầy đủ những điều cần nói, và nói rất hay. Một áng văn tuyệt vời! Quá nhiều thiệt thòi và quá nhiều đau khổ, đó là nhận định của ngài về Tổng Giáo Phận Hà Nội. Tuy là gốc Bắc, nhưng ngài sinh trưởng ở miền Nam. Ra làm giám mục Lạng Sơn, rồi về Hà Nội, ngài có điều kiện để so sánh xã hội và nhất là Giáo Hội ở hai miền Nam Bắc. Nếu hỏi: Quá nhiều thiệt thòi, quá nhiều đau khổ do đâu, thì câu trả lời là quá rõ: là vì miền Bắc hơn miền Nam 30 năm xã hội chủ nghĩa (từ 1945 đến 1975). Đứa con trong gia đình chịu thua thiệt thì cha mẹ phải thương hơn, phải quan tâm chăm sóc hơn. Như thế nào? Thì đây câu trả lời: “Từ nay ngài (Đức Tân Tổng Giám Mục Phó) không chỉ đồng cảm hay đồng hành với anh chị em nhưng sẽ đồng sinh đồng tử với anh chị em, với giáo phận. Đây không phải là một kiểu nói bóng bảy của một người làm văn, mà là xác tín sâu xa, hơn thế nữa là kinh nghiệm xương máu của người mục tử sắp phải chia tay với đoàn chiên, và cũng là một lời cầu chúc, một lời nhắn gửi, nếu không nói là một lời trối trăn cho người đến thay thế.
“Chàng rể” mới
Chiếc nhẫn của giám mục biểu trưng sự gắn bó keo sơn của giám mục với giáo phận của mình, cũng như chiếc nhẫn cưới của cô dâu hay chàng rể. Trong Thánh lễ nhậm chức ngày 7 tháng 5, trông dáng dấp “chàng rể” 72 tuổi, bước chân nặng nề, vẻ mặt căng thẳng, mắt nhìn xuống đất, ta không thấy được vẻ tự tin của người chủ đi về nhà mình. Đọc bài chia sẻ của ngài, ta có cảm tưởng ngài đang đi dây: cố gắng thế nào cho khỏi ngã, khỏi té: một bài chia sẻ Lời Chúa mang tính kinh điển có thể áp dụng cho bất cứ dịp lễ nào. Trong hoàn cảnh khó khăn tế nhị hôm nay, ta không thể đòi hỏi ngài nhiều hơn nữa. Trước cũng như sau Thánh Lễ, nhìn ngài bước đi lầm lũi, trông thật cô đơn. Giá mà kỳ đại hội các giám mục tại Xuân Lộc tháng 10 năm 2008 mà các thành viên trong Hội Đồng, đứng đầu là Đức Cha Chủ Tịch, nghĩ đến giám mục cô đơn Ngô Quang Kiệt, thì ngày hôm nay, Đức Tân Phó Tổng Giám Mục Hà Nội đã không phải cô đơn như thế. Nhưng dù sao thì sự cũng đã rồi!
Người chịu lắng nghe để rút kinh nghiệm
Bài diễn văn thứ ba của buổi lễ là của Đức Cha Nguyễn Chí Linh, giám mục giáo phận Thanh Hoá, Phó Chủ Tịch HĐGM/VN. Bài của Đức Cha Linh vừa tạo được sự ngạc nhiên và thích thú, vừa khơi lên niềm hy vọng giữa lúc bao người đang hồi hộp lo âu, băn khoăn tự hỏi: mai này, khi HĐGM/VN và ngay cả Toà Thánh Vatican đã mất nhiều uy tín, trong tình trạng yếu kém vì chia rẽ, lãnh đạo chịu khuất phục kẻ thù, liệu Giáo Hội sẽ đi về đâu? Bài của Đức Cha Linh không có vẻ gì là lên tiếng cũng như không lên tiếng. Ngài không né tránh, nhưng dám nhìn thẳng vào vấn đề. Đức Cha đã quan tâm theo dõi thời cuộc, không coi thường truyền thông, biết lắng nghe cả những tiếng nói ngược chiều, không vội vàng kết án, nhưng nhìn nhận vai trò tích cực và thiện chí xây dựng ngay cả những người dám phê bình chỉ trích. Ngài nói: “Điểm tích cực đầu tiên là mọi thành phần Dân Chúa đã có cơ hội nói lên nguyện vọng của mình một cách chân thành, đồng thời cũng có kinh nghiệm sâu sắc hơn về vai trò và sứ mệnh của các phương tiện truyền thông thời hiện đại. Kỷ niệm 50 năm thành lập, Hàng Giáo phẩm Việt Nam bước vào một giai đoạn mới qua đó, các bậc chủ chăn được lắng nghe tiếng nói cộng đồng Dân Chúa cách phong phú và cụ thể hơn, đồng thời cũng học được bài học biện phân cách bình tĩnh hơn đối với những thông tin mỗi lúc một đa dạng, đa chiều và phức tạp hơn. Điểm tích cực thứ hai là dù khác biệt, thậm chí có khi là đối lập, nhưng tất cả mọi quan điểm đều có một mẫu số chung là lòng yêu mến Giáo Hội. Suy nghĩ và cách biểu hiện khác nhau, nhưng lòng yêu mến vẫn là một. Trong bối cảnh và tinh thần Năm Thánh 2010, chúng ta hãy xem đây là cơ hội sống tình hiệp thông cách đặc biệt hơn: chúng ta cần phải can đảm hơn khi đối diện với các dị biệt, chúng ta cần phải mổ xẻ chuyện Giáo Hội cách rốt ráo hơn, công khai hơn, nhưng đồng thời trải nghiệm được cái giá phải trả để bảo vệ tình huynh đệ trong đại gia đình Giáo Hội.” Bản thân tôi, và chắc nhiều người khác cũng vậy, nghe bài diễn văn này xong, cảm thấy phấn khởi.
Nhưng rồi tôi lại tự hỏi: liệu Đức Cha Phó Chủ Tịch HĐGM/VN có phản ánh quan điểm của HĐGM/VN vào thời điểm này sau khi đã rút tỉa kinh nghiệm từ nhiều bài học đắt giá, hay đây chỉ là quan điểm của cá nhân ngài? Liệu suy nghĩ này sẽ tồn tại được bao lâu, có sẽ được thể hiện qua những việc làm cụ thể, hay rồi khi cuộc lễ đã tàn thì đâu lại vào đó ? Tâm trạng hoài nghi của tôi chẳng phải không có cơ sở, vì cách đây đúng một năm Đức Cha Nguyễn Văn Khảm đã có một bài viết mang tựa đề “Quan điểm Công Giáo về trách nhiệm của Giáo Hội trước các vấn đề xã hội” trong đó có những lời khẳng định rất mạnh mẽ, tỷ dụ như: “Các vấn đề chính trị và xã hội liên quan đến khía cạnh đạo đức là trách nhiệm đặc thù của Giáo Hội, chẳng hạn chiến tranh, tham nhũng, phá thai, gian dối…”. Thế nhưng một năm đã trôi qua, bài viết của Đức Cha Khảm chỉ nằm trên giấy.
Trở lại với bài diễn văn của Đức Cha Phó Chủ Tịch HĐGM/VN, ta chỉ có thể cầu mong cho thiện ý của ngài, cách nhìn, cách đánh giá tích cực của ngài thực sự phản ánh một thay đổi, tuy muộn màng, của hàng giáo phẩm Việt Nam đối với truyền thông, đối với công luận, để nhìn nhận vox populi, vox Dei, ý dân là ý Trời. Chỉ có vậy mới có thể mong rằng từ cuộc khủng hoảng trầm trọng hiện nay, Giáo Hội Việt Nam có thể vươn mình đứng dậy, khởi đầu bằng việc sám hối.
Nhưng rồi tôi lại tự hỏi: liệu Đức Cha Phó Chủ Tịch HĐGM/VN có phản ánh quan điểm của HĐGM/VN vào thời điểm này sau khi đã rút tỉa kinh nghiệm từ nhiều bài học đắt giá, hay đây chỉ là quan điểm của cá nhân ngài? Liệu suy nghĩ này sẽ tồn tại được bao lâu, có sẽ được thể hiện qua những việc làm cụ thể, hay rồi khi cuộc lễ đã tàn thì đâu lại vào đó ? Tâm trạng hoài nghi của tôi chẳng phải không có cơ sở, vì cách đây đúng một năm Đức Cha Nguyễn Văn Khảm đã có một bài viết mang tựa đề “Quan điểm Công Giáo về trách nhiệm của Giáo Hội trước các vấn đề xã hội” trong đó có những lời khẳng định rất mạnh mẽ, tỷ dụ như: “Các vấn đề chính trị và xã hội liên quan đến khía cạnh đạo đức là trách nhiệm đặc thù của Giáo Hội, chẳng hạn chiến tranh, tham nhũng, phá thai, gian dối…”. Thế nhưng một năm đã trôi qua, bài viết của Đức Cha Khảm chỉ nằm trên giấy.
Trở lại với bài diễn văn của Đức Cha Phó Chủ Tịch HĐGM/VN, ta chỉ có thể cầu mong cho thiện ý của ngài, cách nhìn, cách đánh giá tích cực của ngài thực sự phản ánh một thay đổi, tuy muộn màng, của hàng giáo phẩm Việt Nam đối với truyền thông, đối với công luận, để nhìn nhận vox populi, vox Dei, ý dân là ý Trời. Chỉ có vậy mới có thể mong rằng từ cuộc khủng hoảng trầm trọng hiện nay, Giáo Hội Việt Nam có thể vươn mình đứng dậy, khởi đầu bằng việc sám hối.
Tin giờ chót
Tôi viết bài này khi Đức Tổng Kiệt đang trong máy bay rời khỏi Việt Nam. Là chứng nhân của Chúa Ki-tô, chứng nhân của sự thật, của công lý, cây tùng cây bách Ngô Quang Kiệt không chỉ bị đốn ngã, bị trốc gốc, mà còn phải bứng đi cho khỏi nước Việt Nam, cho khuất mắt nhà cầm quyền Hà Nội. Cây phải đốn vì cây bị bệnh, nhưng đó chỉ là cái cớ. Điều đáng nói là cây bị đốn cách hợp pháp, với phép lành của Toà Thánh Vatican, và ít nhất là với sự đồng tình của HĐGM/VN. Nhà cầm quyền Việt Nam có thể an lòng: từ nay sẽ không có giám mục nào đứng ra kêu gọi cầu nguyện như Đức Tổng Kiệt nữa. Và có xảy ra điều gì thì cũng sẽ là chuyện địa phương thôi. Nguyên tắc đã có sẵn rồi.
Kết luận
Những diễn biến vừa qua cho thấy rằng: Chuyện bắt đạo kiểu xưa đã qua rồi. Đức Tổng Kiệt rời Hà Nội để một vị khác đến, không đơn thuần chỉ là chuyện thay đổi nhân sự. Nay thì không ai “bắt đạo” đâu. Nhưng đạo muốn tồn tại thì phải “biết điều”! Sẽ có những cuộc lễ linh đình trọng thể, với đầy đủ trống phách, với các tư tế mũ cao áo rộng, sẽ có những cơ sở hoành tráng nếu có tiền (nghe đâu Trung Tâm Hành Hương La Vang dự kiến tốn đến 25 triệu Mỹ Kim trên miền đất “chó ăn đá gà ăn sỏi”). Miễn là đạo đừng ra khỏi nhà thờ, đừng đụng chạm gì đến chế độ độc tài, bất nhân, mặc cho xã hội hoàn toàn băng hoại, dân nghèo bị nghiền nát, trong khi một nhóm tư bản đỏ tự do tung hoành, mặc cho dân tộc ngày càng chui đầu vào vòng nô lệ giặc Tàu, nợ nần quốc gia cứ cao như núi, vì người đi vay biết chắc: người trả sẽ không phải là mình… Trong một xã hội như thế mà người có đạo chỉ vòng tay ngậm miệng đứng nhìn, thì câu hỏi đặt ra là: đạo để làm gì ?
Sài-gòn, ngày 13 tháng 05 năm 2010
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
pascaltinh@gmail.com
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
pascaltinh@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét