Bộ phim nô dịch về văn hóa
Trước hết là về bộ phim truyền hình nhiều tập “Lý Công Uẩn - đường đến thành Thăng Long” do công ty cổ phần truyền thông Trường Thành sản xuất. Theo báo Người lao động,“Được biết, sau khi xem toàn bộ 19 tập phim, cảm nhận chung của phần lớn các thành viên trong hội đồng là “yếu tố Trung Hoa rõ quá”. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi vì,“Kịch bản được viết bởi một “tay ngang”- ông Trịnh Văn Sơn - sau đó được nhà biên kịch Trung Quốc Kha Chung Hòa - tác giả kịch bản của những bộ phim nổi tiếng: Võ Tắc Thiên, Vương triều Ung Chính - “chuốt lại”.Mới xem qua thôi mà tôi đã thấy hãi, nếu không nói kinh hoàng! Từ trang phục cho đến cảnh quan, từ áo mão cho đến búi tóc, hình ảnh toát ra cho ta thấy: Đây là một phim Trung Quốc.Bộ phim được thực hiện với kinh phí khoảng trên 100 tỉ đồng; ê kíp làm phim (phía nước ngoài) là những gương mặt dày dạn kinh nghiệm phim trường ở Trung Quốc: Đạo diễn Cận Đức Mậu - đạo diễn phim Tuổi trẻ Bao Thanh Thiên, Đại Tống khai quốc và đạo diễn Triệu Lôi; các chuyên gia hóa trang Trung Quốc; thuê trường quay Hoành Điếm Trung Quốc; thuê Trung Quốc may gần 700 bộ trang phục cổ; thuê diễn viên đóng thế của Trung Quốc và hàng trăm diễn viên quần chúng người Trung Quốc...”.
GS Nguyễn Đăng Hưng
Chỉ cần xem trailer của bộ phim được phát tán rộng rãi trên mạng, ai cũng phải nghĩ rằng đây là phim Tàu lồng tiếng Việt. Đó cũng là nhận xét của nhà thơ Đỗ Trung Quân khi trả lời báo Pháp luật: “Tôi nói rằng Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long là “phim Trung Quốc nói tiếng Việt” hoặc “phim Trung Quốc không cần phụ đề”. Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng: “Mới xem qua thôi mà tôi đã thấy hãi, nếu không nói kinh hoàng!
Từ trang phục cho đến cảnh quan, từ áo mão cho đến búi tóc, hình ảnh toát ra cho ta thấy: Đây là một phim Trung Quốc; chẳng khác gì những phim lịch sử Trung Quốc khác mà đông đảo người Việt Nam quen xem.
Lời bình nhắc nhở diễn viên là người Việt Nam, nhưng bất cứ ai chưa thấy họ trên phim Việt Nam, đều nghĩ ngay họ là người Tàu, chỉ trừ cô gái và chiếc áo tứ thân.
Chi tiết nhỏ này không thể cứu vãn được tính bao trùm của bản sắc Trung Quốc!”
Nỗi thất vọng, phẫn nộ của mọi người trước hết là vì số tiền khá lớn đã bỏ ra cũng như danh sách những người phía Việt Nam tham gia trong quá trình làm phim, đều là những người có tên tuổi. Trong bài “Một bộ phim lai căng” giáo sư Nguyễn Văn Tuấn viết:
“Nội dung bộ phim nói về thân thế và sự nghiệp vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), người khai sinh ra kinh thành Thăng Long. Phim còn thuật lại sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long từ 1.000 năm trước. Một phim như thế, chúng ta kì vọng thưởng thức một phim hàm chứa chất sử liệu rất cao, phim sẽ cho chúng ta một cơ hội tìm lại cổ sử, sống lại một thời đại tương đối thanh bình và có thể nói là cực thịnh nhất trong lịch sử nước nhà. Chúng ta cũng kì vọng rằng những người làm phim có kiến thức sử tốt, có thái độ kính trọng tiền nhân, và thể hiện bằng cách phục dựng lại những tình tiết một cách trân trọng. Nhìn qua danh sách người làm phim thấy họ có bằng cấp đầy mình: nào là nhà phê bình nghệ thuật hàng đầu Việt Nam Phan Cẩm Thượng, giáo sư tiến sĩ Đoàn Thị Tình, hoạ sĩ Phạm Xuân Hải. Trung tâm Đào tạo Công Nghệ Thông Tin HBC Việt Nam chịu trách nhiệm về phần thiết kế bối cảnh và chuẩn bị trang phục cho diễn viên…”
Bôi bác lịch sử
Cái đau xót lớn hơn là sự vô ý thức (hay cố tình) bôi bác lịch sử, là sự tự nguyện nô dịch về mặt văn hóa của những người làm phim.Blog của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đăng ý kiến của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: “Thật không thể được! Nếu tôi là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, tôi sẽ cấm chiếu bộ phim này trên toàn cõi Việt Nam, bất kể trên truyền hình hay rạp".
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng: “Từ chỗ vô văn hóa đến chỗ văn hóa nô dịch chỉ là khoảng cách những bước đi nhỏ... Phim nhắc đến trên đây là một trong những bước đi ấy.
Vô văn hóa mà làm văn hóa thì chỉ là người đào mồ chôn văn hóa đích thực!
Mà mất văn hóa là mất hết, than ôi !
Một nghìn năm Thăng Long, một nghìn năm văn hóa dân tộc, ai sẽ chịu trách nhiệm cho những tổn thương này?”
Giá như trong kỳ họp lần tới, các vị đại biểu Quốc hội yêu cầu Chính phủ công khai báo cáo toàn bộ chi phí cho Đại lễ 1000 Thăng Long. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.Trang blog Gốc Sậy thì dẫn lời tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên: “Điện ảnh Việt Nam, những người quản lý ngành văn hóa Việt Nam đã và đang làm 1 việc “vô tiền khoáng hậu”: Làm phim về lịch sử dân tộc mình bằng những bối cảnh của đất nước khác. Mà quốc gia ấy, trong thời ấy và ngay cả bây giờ ‘không bao giờ muốn chúng ta bảo tồn được bản sắc của mình’.
Blogger Thanh Chung
… đau đớn là việc “tự chuyển hóa” này đang được thực hiện một cách chủ động…”
Từ bộ phim này, nghĩ rộng ra những vấn đề khác, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn than thở: “Chưa bao giờ Việt Nam chịu ảnh hưởng Trung Quốc sâu đậm như hiện nay…
Chẳng lẽ 1000 năm ròng rã chưa đủ để chúng ta trưởng thành, để chúng ta thoát khỏi ách thống trị văn hóa của Trung Quốc? Tại sao Nhật và Hàn Quốc thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc, còn ta thì không? Thật ra, có lẽ câu hỏi là: chưa thoát hay chưa muốn thoát?”
Bộ phim đã bị Hội đồng duyệt phim quốc gia quyết định hoãn phát sóng cho đến khi sửa chữa xong theo yêu cầu của hội đồng, mà ai ở trong nghề đểu biết đây là một việc làm rất khó, rất mất thời gian và chuyện “Việt hóa” trở lại bộ phim này hầu như không thể làm được, trừ phi vứt hết quay lại còn dễ hơn. Điều này lẽ ra sẽ không phải xảy ra nếu như bộ phim được giám sát kỹ ngay từ khâu kịch bản ban đầu.
Trang Dân báo đưa thêm một thông tin đáng chú ý khác: “Bộ phim lai căng “Đường đến thành Thăng Long” – Đài truyền hình VN góp vốn 10 tỷ đồng?”: “Dân Làm Báo nhận được thông tin từ một bạn tỏ ra khá am hiểu chuyện nội bộ ở Đài Truyền hình VN, bạn đọc có nick “Dân VTV nói” cho biết : Trong dự án phim Lý Công Uẩn – Đường đến thành Thăng Long, đài truyền hình VN có góp vốn 10 tỷ đồng từ tiền ngân sách nhà nước …
Nay phim đứng trước nguy cơ thất bại hoàn toàn như góp ý của vị lãnh đạo Đài lúc ban đầu, không biết 10 tỷ đồng này sẽ ra sao? Và ai sẽ chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư này???
Bộ phim thứ hai, là phim nhựa “Khát vọng Thăng Long” (tên ban đầu là Chiếu dời đô) chưa ra mắt, nhưng có khả năng cũng sẽ lai căng ít nhiều vì cũng thuê trường quay của Trung Quốc. Còn nhớ bộ phim này từ khi còn là kịch bản nằm trên giấy đã đủ thứ chuyện lùm xùm tranh cãi về kịch bản, rồi ai là đạo diễn, đơn vị đầu tư, nhà sản xuất…Ngay từ hồi đó, dư luận đã choáng với con số 200 tỷ đồng được Hãng phim Truyện VN, đơn vị được đặt hàng sản xuất bộ phim truyện nhựa Thái tổ Lý Công Uẩn gửi cho Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Một con số đáng giật mình trong hoàn cảnh sản xuất và phát hành phim VN hiện nay. Nhiều người tỏ ra lo ngại: bỏ ra 200 tỷ đồng liệu bộ phim ra đời trong tương lai có xứng với “đồng tiền bát gạo”?
Tổng thư ký hội khoa học lịch sử VN Dương Trung Quốc trong bài trả lời báo Người lao động ngày 26.3.2008 đã cho rằng phim về Lý Công Uẩn là thiếu tính khả thi vì sự khó khăn về sử liệu thời kỳ này cho đến trang phục, đạo cụ, bối cảnh v.v…
Thế nhưng người ta vẫn làm và nay theo báo Thể thao văn hóa “Khát Vọng Thăng Long - Phim chưa ra mắt đã có thể bị kiện?” về vấn đề kịch bản, người tuyên bố kiện công ty Kỷ Nguyên Sáng là nhà văn-nhà báo Phạm Tường Vân, với lý do công ty này không giải quyết những quyền lợi của chị để đi đến thanh lý hợp đồng thuê viết kịch bản, chưa kể bộ phim có thể sẽ sử dụng ít nhiều nội dung kịch bản chị đã viết. Xem ra, phía sau hậu trường bộ phim này còn lắm chuyện mà chất lượng của bộ phim thì hãy còn…đợi đấy!
Những chương trình nghệ thuật tốn kém
Báo chí đưa tin, trong 10 ngày đại lễ sẽ có nhiều chương trình nghệ thuật được tổ chức hàng ngày tại các địa điểm khác nhau. Nhìn qua nội dung chương trình có nhiều điều dễ khiến người dân có cảm giác phô trương, lố lăng mà blogger Gốc Sậy đã vạch ra trong bài “Bát man tấn công đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà nội”, còn cách đưa tin của một số báo, ngay cả báo điện tử Chính phủ nước CHXHCNVN thậm chí có những chi tiết không chính xác, ví dụ như chi tiết:Dự án đã hỏng từ gốc, nên tốt nhất là dỡ đi làm lại, biến nó thành một tác phẩm nghệ thuật cộng đồng đúng nghĩa..”
Họa sĩ Trần Lương
“…Đặc biệt, phần âm nhạc với sự chỉ đạo của Nhạc sỹ Thế Việt sẽ có nhiều tiết mục đặc sắc như: màn hoà tấu trống hội, nhạc nước theo nghi thức cung đình, nhạc đăng đàn, nhạc múa “lục cúng hoa đăng”, nhạc “Bát man tấn công”…”Blogger Gốc Sậy:
“May nhờ đọc tin Gấp rút các chương trình nghệ thuật mừng Đại lễ của Vietnamplus.vn (08/09/2010) tôi mới hiểu”… là nhạc “Bát man tấn cống.”
“Té ra là TIẾN CÚNG (tấn cống).
Và không phải là Người Dơi Batman mà là 8 (tộc) man di.”
Nhà báo, blogger Đào Tuấn nói rõ: “Theo GS Trần Văn Khê: Bát man tấn cống thuộc “Bát ngự”, gồm 8 bài được sáng tác để nghinh giá lúc vua Thành Thái vào Nam . …Về bài Bắc Man tấn cống có chút dị biệt trong cách gọi. GS Lê Văn Tiếng trong quyền Cầm ca Tân điệu và Trần Hữu Trang gọi là Bát man tấn cống. Theo thiển ý thì bát man đúng hơn vì đó là chỉ 8 người thuộc về dân tộc man di mọi rợ phía Nam, người Trung Quốc hay dung chữ Nam man.” Tác giả nhận xét: “Còn hai chục ngày nữa là đến lễ thượng thọ cho Thăng Long ngàn tuổi. Không biết khi 1000 chiếc trống đồng cùng được gõ thì dân tình sẽ ngơ ngác náo loạn thế nào. Chả phải là trống ngũ liên chỉ được gõ đập khi thủy hỏa đạo tặc xảy ra đó sao. Hay là những nhà tổ chức đang chứng tỏ sự “rợ” của mình cho hòa hợp khi bản “bát man tấn cống” cất lên hoan hỉ trong dịp đại lễ.”
Blogger Thanh Chung thì băn khoăn trước cái tin trên báo Lao Động về chương trình “1 vạn người cùng nhảy múa trong dịp Đại lễ”, do Sở VH-TT&DL Hà Nội kết hợp cùng Hội nghệ sĩ múa Hà Nội tổ chức. “Nhẩm tính, chỉ riêng 10 ngàn bộ trang phục cho những người tham gia cũng ngốn hết vài trăm triệu. Mặc xong một lần lại cho vào kho, đợi thêm một ngàn năm nữa.” Rồi còn tiền cho các vũ công, biên đạo múa, tiền luyện tập cho 10 ngàn người không chuyên trở thành diễn viên đường phố, tiền ghép nhạc, tổng diễn tập v.v… “nếu chỉ huy động chừng một phần ba hoặc môt phần năm trong con số dự kiến thì cũng đã rất hoành tráng. Lại còn tiết kiệm được tiền đóng thuế của dân.” …Tác giả kết luận: “Giá như trong kỳ họp lần tới, các vị đại biểu Quốc hội yêu cầu Chính phủ công khai báo cáo toàn bộ chi phí cho Đại lễ 1000 Thăng Long. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, việc gì cũng dân, chỉ mỗi việc “ăn chia” là dành riêng cho những “đầy tớ nhân dân đã bị lộ”. Tổ chức cho một vạn người xuống đường nhảy múa mà độc giả như bị… đánh úp. Còn gần một tháng liệu có kịp không? Hay Sở VH – TT&DL Hà Nội rút kinh nghiệm dự án “Cổng chào”, “lắm thầy thối ma” - Tiền đã được duyệt chi mà không sao chi được. Miếng ăn đã đến miệng, lần này quyết giữ. Cứ lẳng lặng mà... tiêu.”
Con đường gốm sứ… đầy vết nứt, vỡ
Một công trình lớn khác rất được mọi người kỳ vọng là “Con Ðường Gốm Sứ”, một bức tranh tường quá khổ dài gần 4 km, được khởi công từ năm 2008, nay mới bị dư luận khám phá là có nhiều vết nứt, chỗ vỡ, bong tróc. Theo báo Vietnam Net: “Các bức tranh trên dự án ‘Con đường gốm sứ’ (Hà Nội) đã xuất hiện một số vết nứt, có vết ngắn vài gang tay, có vết dài hàng mét; ngoài ra còn một số mảng vỡ nhỏ. Nếu đi lướt qua thì trông không rõ, nhưng đứng lại quan sát thì thấy như ‘hạt sạn trong bát cơm”. Các báo khác cũng đồng loạt đưa tin về công trình dự kiến sẽ được nhận bằng kỷ lục Guiness thế giới nhưng chưa khánh thành đã nứt này. Báo VNExpress dẫn lời một số nhà sử học, nghệ sĩ, họa sĩ cảnh báo công trình này có thể trở thành một thứ “rác văn hóa” do sự xâm lấn của tính thương mại trong một công trình văn hóa, sự thiếu thống nhất, đồng bộ về nội dung, chủ đề và không có thiết kế tổng thể… Thậm chí, như nhận xét của họa sĩ Trần Lương “đây là công trình "không thể sửa chữa được về mặt nghệ thuật, mà chỉ khắc phục được phần nào đó về tính lịch sử". "Dự án đã hỏng từ gốc, nên tốt nhất là dỡ đi làm lại, biến nó thành một tác phẩm nghệ thuật cộng đồng đúng nghĩa...”Có cảm giác như công trình, dự án nào cũng cố đấm ăn xôi làm cho bằng được, như thể đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội này quả là một cơ hội …ngàn năm mới có một lần để người ta đua nhau xài tiền chùa của nhà nước (tức tiền thuế của nhân dân) hoặc kiếm tiền (nếu là dự án của tư nhân, hay kêu gọi vốn từ xã hội)… chẳng cần bận tâm đến chất lượng, giá trị văn hóa lịch sử… Trong lúc đất nước còn nghèo, nhân dân còn bao nhiêu thứ cần kíp hơn, ngay chính Hà Nội cũng còn bao nhiêu thứ quan trọng hơn phải giải quyết từ giao thông, môi trường, hạ tầng cơ sở… thay vì những công trình, dự án hoang phí giá trị thì ít mà phá hoại thì nhiều này!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét