5/10/10

Đại lễ Ngàn Năm Thăng Long...

“…cực kỳ bi thảm khi tuổi trẻ Hà Nội phải sống trong thường trực “tự do hơi bị thiếu”. Và cực kỳ là quan ngại khi nghe người Hà Nội báo động rằng “Ta chợt hóa Trung Hoa!”…”

Trần Khải


Vậy là đại lễ đã bắt đầu. Mọi thứ đều sắp xếp cho tròn con số “một ngàn” đầy phong cách trình diễn. Có nhiều vui, tất nhiên, đại lễ là nhiều niềm vui, khi văn nghệ hát múa, khi biểu ngữ giăng đầy phố; nhưng cũng có nhiều nỗi lo về ảnh hưởng Trung Quốc, đặc biệt là khi những ngày khởi đầu đại lễ và bế mạc đaị lễ đểu là hai ngàỳ lễ lớn Trung Quốc. Những dàn nhạc hoà tấu nơi Hà Nội có làm im vắng nổi tiếng sóng quan ngại ở Biển Đông hay không? Khi hữu sự, lấy đạị lễ nào mà giữ được an ninh bờ cõi? Thật quan ngại vậy.

Báo Lao Động hôm Thứ Sáu 1-10-2010 trong bản tin “Khai mạc Đại lễ Nghìn năm Thăng Long – Hà Nội” đã ghi nhận:

“...Sáng nay, 1.10, lễ khai mạc Đai lễ nghìn năm Thăng Long – Hà Nội đã diễn ra trang trọng tại vườn hoa Lý Thái Tổ.

Thời tiết Hà Nội sáng nay đã ủng hộ cho những nỗ lực, cố gắng của người Hà Nội sau nhiều ngày ráo riết chuẩn bị cho đại lễ. Trên khắp các đường phố Hà Nội, cờ và hoa rực rỡ đón chào ngày khai mạc. Từ 6h sáng, nhiều người dân đã tập trung bên ngoài hàng rào để chờ đợi vào tham dự lễ khai mạc...”
Tất nhiên là có đầy đủ các cán bộ lãnh đạo, và cũng ghi rõ con số rất “ấn tượng” là “...ngoài ra, còn có 1.000 đại biểu tham dự lễ khai mạc.” Nghĩa là, 999 là hỏng, hay 1.001 cũng là hỏng.

Bản tin báo Lao Động ghi thêm rằng trong lễ khai mạc đạị lễ, UNESCO đã trao bằng công nhận khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới. Bản tin viết:

“...Bà Irina Bokova – Tổng Giám đốc Unesco và bà Katherine Muller Marin - Trưởng đại diện văn phòng UNESCO tại Hà Nội trong trang phục áo dài truyền thống Việt Nam đã trao bằng công nhận cho đại diện Việt Nam là ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND TP Hà Nội và ông Nguyễn Thanh Sơn – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam.

Phát biểu sau khi trao bằng di sản, bà Irina Bokova đã nói: “Hôm nay trái tim của chúng ta đã hoà cùng một nhịp đập. Và tôi tin rằng, các cụ Rùa cũng đang lắng nghe chúng ta từ Hồ Hoàn Kiếm – một biểu tượng quý giá về Hoà Bình của mọi người dân Việt Nam. Không có một kinh đô nào, một thủ đô nào trên thế giới có một bề dày lịch sử, văn hóa được lưu giữ một cách trọn vẹn như Hà Nội. Hà Nội xứng đáng cái nôi văn hóa không chỉ của Việt Nam mà là của cả châu Á. Trung tâm hoàng thành được công nhận là di sản là một vinh dự nhưng cũng mang đến trách nhiệm mới cho các bạn. Kể từ ngày hôm nay, các bạn có trách nhiệm gìn giữ quảng bá cho nhân loại. Không có biểu tượng nào về hoà bình lại hơn một di sản..."...”
Không biết người dịch có chuyển ngữ trung thực hay không, bởi vì câu nói của bà Bokova rằng không một thủ đô nào trên thế giới có bề dày lịch sử... như Hà Nội, và rằng Hà Nội xứng đáng là cái nôi văn hóa cả Châu Á... thì quả nhiên là khả vấn, và rất đụng chạm... Có thật là bà Bokova nói như thế không? Không thấy bản nguyên văn Anh ngữ... nhưng chúng ta có thể lắng nghe từ dư luận của người Hà Nội chung quanh, theo nhiều nguồn tin khác nhau.

Đài RFI trước đó một ngày kể:

“...Theo AFP, những cố gắng của chính quyền muốn nhân sự kiện này để khuếch trương thành tựu kinh tế và di sản văn hóa của mình đã làm cho không ít người dân bất bình, khi biết rằng ngân sách để chi cho đại lễ này lên tới 63 triệu đô la. Ông Trân Văn Lam, 65 tuổi, một viên chức về hưu nói với phóng viên của AFP rằng lẽ ra số tiền trên nên để đầu tư vào các cơ sở hạ tầng cho Hà Nội. Ông không cảm thấy hứng thú với bất kỳ một hoạt động nào của đại lễ nghìn năm này mà theo ông, «Cũng giống như những sự kiện khác, lễ hội nghìn năm chỉ mang mục đích tuyên truyền chính trị»...”
Đài RFA trước đó một ngày cũng ghi lời một nhà trí thức:
“...Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, từ Đà Lạt, cũng có ý kiến về phần nội dung quan trọng cần phải có của đại lễ Ngàn năm Thăng Long: "Việt Nam mềm yếu đến mức tổ chức lễ vinh danh xây dựng thủ đô của mình mà làm toàn những động tác để chiều lòng Trung Quốc; đó là một sự đầu hàng, quốc nhục không thể chịu được. Trong đợt này, do yếu kém đó nên nhân dân phản ứng; vậy các nhà trí thức, các nhà giáo dục nhân điều đó đem lại sức sống cho tuổi trẻ Việt Nam; đem bài học, hiện tượng trong đợt 1000 Năm Thăng Long này để nói rõ quan hệ Việt Nam-Trung Quốc ngày xưa ra sao, bây giờ thế nào; bồi dưỡng tinh thần yêu nước; tinh thần yêu môn lịch sử chứ không phải là một môn nhạt nhẽo, dối trá, vứt đi… Từ những điều không hay sẽ bật ra những điều tốt đẹp: nhân đó thế hệ trẻ nhớ lại lịch sử Việt Nam đáng học chứ không phải điều vô vị.”...”
Đài VOA trong bản tin “Hà Nội hoàn tất công tác chuẩn bị cho Đại lễ 1000 năm Thăng Long” hôm Thứ Tư 29-9-2010 kể:
“Bản tin hôm thứ Tư của hãng thông tấn Pháp trích lời một nữ nhân viên văn phòng 31 tuổi nói rằng bà không hề cảm thấy thích thú đối với bất kỳ hoạt động nào của lễ hội ngàn năm.

Một phụ nữ 44 tuổi hành nghề bác sĩ thì than phiền là Hà Nội vừa bẩn vừa hỗn loạn và rất ít du khách quay lại thành phố này sau chuyến thăm đầu tiên....”
Đặc biệt, giới trẻ Hà Nội nghĩ gì? Đàì VOA trong bài tường thuật nhan đề “Hà Nội: Bản sắc, nét đẹp - Còn và mất” ghi cuộc phỏng vấn do phóng viên Trà Mi thực hiện với 3 bạn trẻ đang sống ở Hà Nội, trong đó có cô Ly là người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Có câu vấn đáp như sau:
“...Trà Mi: Đó là những nét đặc trưng về văn hóa, còn về đời sống chính trị-kinh tế của Hà Nội khác với những vùng miền khác ra sao?

Ly: Vấn đề kinh tế chúng ta bàn sau. Còn vấn đề chính trị, em thấy đây là vấn đề rất “nhạy cảm” ở đây. Hà Nội là thủ đô nên các cơ quan đầu não của chính phủ, của nhà nước Việt Nam đều đặt hết ở đây. Cho nên, em cảm thấy không khí chính trị ở đây khác hơn những chỗ khác. Ví dụ như ở đây muốn mở mồm bàn tán về các vấn đề chính trị cũng không dám, sợ nói ra “tai vách mạch rừng”. Sinh viên bọn em không bao giờ dám bàn tán đến những việc như các cuộc biểu tình ở đại sứ quán (Trung Quốc về Hoàng Sa-Trường Sa). Vì đất nước mình chỉ có một đảng, nên có thể ở thủ đô này mang tính ca ngợi, tôn sùng thái quá. Mình cảm giác là vấn đề “tự do” ở đây hơi bị thiếu.

Trà Mi: Dân Hà Nội ở ngay thủ đô, trung tâm chính trị, mà không dám bàn về chính trị?

Ly: Không dám đâu chị ạ.

Hương: Thực tế bây giờ ở Hà Nội, mọi người đều sợ bị ảnh hưởng, sợ liệu mình nói ra có ai đấy nghe thấy rồi báo chính quyền biết không. Ai cũng sợ bị “ảnh hưởng”.

Trà Mi: Về kinh tế thì sao? Đời sống kinh tế của người dân Hà Nội so với những nơi khác thế nào?

Ly: Hà Nội là thủ đô, nó phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn nhiều so với những nơi như Hải Phòng quê em, hoặc các tỉnh khác. Mọi người đều nhận ra những thay đổi kinh tế. Các nhà cao tầng mọc lên, các công ty nước ngoài đầu tư vào rất nhiều để phát triển. Tuy nhiên, có một cái mà mãi không thấy đầu tư đó là cơ sở hạ tầng. Đường sá ở đây chẳng thay đổi gì. Vào Sài Gòn, em thấy dân Sài Gòn làm việc hết sức và hưởng theo đúng năng lực của mình. Ngoài Hà Nội thì không được như thế. Nếu nhà anh có chức, có quyền, có “cơ”, thì anh sẽ có một cuộc sống khác hẳn với thường dân. Em nhận thấy phân biệt giàu nghèo ngoài Hà Nội này rất rõ rệt, khác với Sài Gòn. Trong Sài Gòn, làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu. Còn Hà Nội thì không, người giàu ngày càng giàu, người nghèo ngày càng nghèo hơn. Khoảng cách này ai cũng có thể nhận ra, nhưng không thấy các cấp lãnh đạo có biện pháp tăng trưởng kinh tế đồng đều, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo...”
Lời cô Ly nói rõ ràng nêu rõ những trái nghịch với lời của bà Bokova, Tổng Giám Đốc UNESCO... Trong khi bà Bokova nói Hà Nội là chiếc nôi văn hóa của Châu Á, thì cô Ly nói rằng Hà Nội nằm trong vòng kềm kẹp của công an, rằng dân Hà Nội sống trong bầu không khí bị khủng bố thường trực, rằng không ai dám nói gì về chính trị, rằng “tự do hơi bị thiếu,” rằng ai cũng sợ nói ra là có người nghe báo cho chính quyền ảnh hưởng... Còn về kinh tế, theo lời cô Ly, rằng Hà Nội là cung đình, nơi giai cấp vua chúa, quan lại phân chia quyền lực, lợi nhuận.

Như thế, đại lễ Ngàn Năm Thăng Long có ý nghĩa gì khi đảng CSVN đã làm biến chất thủ đô như thế?

Chưa hết, còn chất Tàu nữa chứ. Nhà bình luận Lê Diễn Đức, người có nhiều năm thời trẻ ở Hà Nội, trong bài viết nhan đề “Ta chợt hoá Trung Hoa!” đăng trên mạng Talawas.org hôm 1-10-2010 ghi lại:

“...Hôm nay tôi gọi điện thoại về Hà Nội hỏi thằng bạn dân Hà Nội một trăm phần trăm về Lễ hội Nghìn năm. Nó bảo đọc bài của Đỗ Hoàng Diệu trên talawas rồi còn hỏi làm quái gì nữa. Tao ở nhà! Rồi nó nói, mày có biết Hà Nội đầy gái điếm rẻ tiền và nói ngọng không, nói “nè nưỡi nếm nòng nợn nuộc” ấy, xài iphone, ăn mặc thời trang “Made in China”, màu sắc chói chang cả mắt, phô “hàng” đến khiêu khích! Phiên bản của Hà Nội hôm nay đấy! Tao có cảm tưởng Hà Nội đã hoàn toàn biến dạng, hiện thân không phải trong cô gái điếm nói ngọng thì cũng là một ả lên đồng điên điên, khùng khùng. Lai căng, lố bịch, hài hước. Ngày Lễ Nghìn năm hả? Gặp đúng cơ hội may mắn, có thêm mớ tiền, ả ta thả sức bôi son, trát phấn, xức nước hoa rởm và đeo đầy mình đủ thứ trang sức vô giá trị, vô văn hoá, đã lố bịch càng lố bịch thêm. Đấy là tao không thèm nói tới chuyện Lý Công Uẩn bị người ta cho quay quẩn thể nào mà hệt như hành hương từ Trung Nam Hải về Thăng Long! Bốn ngàn năm ta lại là ta thì vẫn còn tốt chán! Mày thấy không, chỉ sau vài thập niên ta chợt hoá Trung Hoa mới đau!…”
Tuyệt vời là Ngàn Năm Thăng Long khi UNESCO trao văn bản công nhận di tích lịch sử thế giới.

Nhưng cũng cực kỳ bi thảm khi tuổi trẻ Hà Nội phải sống trong thường trực “tự do hơi bị thiếu”.

Và cực kỳ là quan ngại khi nghe người Hà Nội báo động rằng “Ta chợt hóa Trung Hoa!”...

Mà như thế, chỉ mới có sau vài thập niên thôi... là bốn ngàn năm văn hoá độc đáo bản sắc Việt Nam đã bị Hán hoá...

Trần Khải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét