Trần Xuân Thủy
Tản mạn về Giáo dục thể chất bậc đại học ở Việt Nam
Chắc là chẳng mấy ai phản đối nếu tôi nói rằng chất lượng giáo dục bậc đại học ở nước ta hiện nay vẫn còn quá nhiều yếu kém, vẫn còn quá nhiều bất cập. Nhưng có một điều không phải ai cũng biết là để lấy được bằng đại học Việt Nam thì cũng chẳng dễ dàng chút nào. Mâu thuẫn quá chăng? Không hề!
Ở nước ta hiện nay, muốn trở thành một cử nhân bậc đại học, ngoài kiến thức chuyên môn, bạn cần hoàn thành vài chục học trình các môn chính trị Mác-Lênin, có chứng chỉ về Giáo dục quốc phòng (học quân sự) và chứng chỉ Giáo dục thể chất (học thể dục).
Giáo dục thể chất được đa số sinh viên xếp đầu danh sách các môn học “tử thần”, đáng sợ hơn bất kỳ môn học văn hóa khó nhằn nào khác. Có vài câu cửa miệng mà giới sinh viên hay bảo nhau là: “Chưa thi lại môn thể dục, chưa phải sinh viên Việt Nam!”, hay “Giáo dục thể chất còn đáng sợ hơn cả 70 câu triết Mác-Lênin”. Tiếng lóng trong giới sinh viên gọi việc nộp phí để thi lại là “ngu phí”. Có nhiều người thậm chí đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên ngành rồi, nhưng vẫn chưa nhận được bằng tốt nghiệp vì còn “nợ thể dục”, tức là vẫn chưa đủ điều kiện có được chứng chỉ Giáo dục thể chất.
Giáo dục thể chất kiểu Việt Nam
Mục đích của việc giáo dục thể chất là rèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực, đặng tinh thần được thoải mái trong học tập nghiên cứu nói riêng và trong đời sống sinh hoạt thường nhật nói chung. Ngoài ra, nếu được tổ chức đào tạo một cách có hiệu quả, giáo dục thể chất trong học đường sẽ là nguồn cung cấp vận động viên có chất lượng cho thể thao chuyên nghiệp quốc gia. Có lẽ những người Việt Nam còn chút lòng tự trọng vẫn chưa hết hổ thẹn mỗi khi nhớ lại sự kiện Việt Nam giành giải nhất Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á 2006 (lần thứ 13 diễn ra tại Hà Nội) một cách tuyệt đối nhờ vào việc đem các vận động viên chuyên nghiệp ra thi đấu với vận động viên nghiệp dư là sinh viên của các nước bạn.
Cũng như ở Việt Nam, phần lớn các trường đại học trên thế giới đều xem giáo dục thể chất là điều bắt buộc, song song với đào tạo chuyên ngành. Tuy nhiên có một khác biệt núi cao vực sâu giữa là ở nước người, sinh viên có quyền chọn môn thể dục theo sở thích cá nhân, chọn khóa học phù hợp với thời gian biểu của mình; còn ở ta thì không!
Các môn thể thao – nếu được lựa chọn theo sở thích, phù hợp với năng lực và thể lực cá nhân người ta – thì sẽ trở thành niềm vui, thậm chí niềm đam mê của họ. Ngược lại, nó sẽ là sự chịu đựng, thậm chí là nỗi sợ hãi nếu sinh viên phải học những thứ mà họ không thích, hoặc phải học những thứ vượt quá khả năng sức lực của họ.
Tôi vẫn chưa quên cái cảm giác e ngại, ức chế đối với các môn Giáo dục thể chất khi còn học đại học trong nước. Học kỳ đầu tiên chúng tôi học chạy và nhảy cao. “Ừ thì không thích lắm nhưng thôi cũng đành vì chạy và nhảy cũng chẳng quá tệ, ít ra sau này có gì còn ù té quyền - tam thập lục kế tẩu vi thượng sách”, tôi đã tự an ủi mình như thế. Đến kỳ thứ hai thì tôi thực sự sợ hãi khi phải học môn xà kép. Muốn qua được môn này phải “trồng cây chuối” trên xà và lộn đầu lui tới mấy vòng. Xà rất cao, tôi lại thuộc dạng còi và yếu ( di chứng suy dinh dưỡng một thời bao cấp chuyên khoai sắn và bo bo). Nhiều người khỏe nhưng sơ sẩy là ngã gãy tay gãy cổ như chơi, nói gì thư sinh yếu ớt như tôi. May thay cuối cùng thầy giáo chấm tôi 5 điểm đủ qua, khỏi phải nộp ngu phí thi lại như nhiều bạn đồng học trong lớp. Có lẽ thầy đã châm chước vì tôi là sinh viên đi từ tỉnh lẻ, ăn nói tuy nhút nhát nhỏ nhẹ nhưng lễ phép và lịch sự chứ không kiểu phách lối cá mè một lứa như các bạn thành phố.
Tôi thích bóng đá, bóng bàn nhưng đáng tiếc là không chọn được các môn này. Ai cho mà chọn? Nghĩ thật buồn cười vì ở cái nước Việt Nam mình, những chuyện quốc gia đại sự như bầu cử Quốc hội lâu nay theo tinh thần “bầu là bầu nhiều khi không mà có, bầu là bầu nhiều khi có như không” đã đành, đến ngay cái sự cỏn con như học thể dục thể thao của mấy gã sinh viên cũng theo phương thức bị áp đặt, bị phân công nốt.
Đang học xà kép thì nghe các bạn trong lớp nói rằng, theo thông tin từ trên khoa Giáo dục thể chất, tới học kỳ tiếp theo, chúng tôi sẽ học bóng rổ. Suýt nữa thì tôi ngất xỉu khi nghe tin sét ngang tai đánh ấy. Bởi trước đó, ngay lần đầu tiên tò mò tập tọng chơi bóng rổ trong sân trường, tôi đã gặp tai nạn nhớ đời. Tôi yếu, lại thấp nên khi bị một cậu bạn cùng lớp khỏe như vâm húc cho một phát từ phía đằng sau thì không trụ nổi, đầu dúi xuống nền xi măng, máu me tòe loe. Kết quả là sau này dù đã qua tây du học, nền sân bãi làm bằng gỗ rất an toàn và có cả bảo hiểm đầu gối hẳn hoi, nhưng tôi vẫn không dám sờ đến quả bóng rổ. Cạch đến già!
Ở tây người ta dạy thể dục ra sao và ta có thể học gì ở họ?
Thật may mắn vì xong học kỳ thứ hai ở Việt Nam thì tôi được học bổng du học Đông Âu, thoát khỏi môn bóng rổ. Con nhà nghèo toàn đi Đông Âu, vì những suất xịn đi Nhật đi Úc nếu không rơi vào tay con em các thầy cô giáo trong trường thì cũng đến tay con cái các vị tai to mặt lớn trong chính quyền thành phố. Thành tích học tập, điểm chác mình cao mấy thì cũng bị họ loại khỏi vòng chiến đấu dễ như bỡn. Với các suất Nhật, Úc, người ta thường dán thông báo kề ngày hết hạn nộp đơn để mình trở tay không kịp. Mà ác một chổ là họ thường dán các thông báo về học bổng du học ở chổ khó ai nhìn thấy, ví dụ như dưới gầm cầu thang.
Trở lại với vấn đề Giáo dục thể chất. Lúc sang Đông Âu , giống như các sinh viên bản địa, tôi cũng phải học thể dục. Các môn học thể dục thể thao trong trường tôi cực kỳ phong phú và đầy đủ, từ võ thuật (karate, taekwondo, taichi, kick-boxing…) cho đến tập thể hình, bơi lội, bắn súng hơi, chạy, aerobics, leo tường, đấu kiếm, bóng bàn, bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền… Đại khái tôi nhớ không hết, nhưng có vài chục môn như vậy. Muốn chọn môn nào, thời gian vào lúc nào tùy ý thích mỗi người. Sinh viên có thể theo học một môn thể thao nhất định, hoặc cũng có thể “học hỗn hợp”. “Học hỗn hợp” có nghĩa là tuần này thích thì đi bắn súng hơi, tuần sau chuyển sang chơi bóng bàn, tuần sau nữa có thể đi bơi. Những người học theo hình thức hỗn hợp này sẽ được nhà trường phát cho một tấm thẻ nhỏ để cuối mỗi buổi học thì có thể thu thập chữ ký của người phụ trách, mỗi học kỳ họ cần thu thập được ít nhất 20 chữ ký như vậy. Tóm lại việc học thể dục thể thao hết sức thoải mái, đúng nghĩa “tôi thích thể thao”.
Đọc đến đây có lẽ bạn đọc sẽ thốt lên rằng: Ở tây thì mới có thế, sao lại đi so sánh với Việt Nam?
Nếu nghĩ vậy thì bạn đã nhầm.
Ban đầu tôi cũng hết sức ngạc nhiên khi thấy một trường đại học có tới hơn 8000 sinh viên nhưng khoa phụ trách Giáo dục thể chất của họ chỉ vỏn vẹn cỡ chục người. Những người này chủ yếu phụ trách việc quản lý, họ không đứng lớp giảng dạy.
Các lớp học thể dục thể thao phần lớn là do nhà trường hợp đồng với các tổ chức hay tư nhân bên ngoài. Tôi lấy hai ví dụ minh họa.
Ví dụ đầu tiên với lớp Karate hệ phái Kyokushin. Nhà trường giao kèo với câu lạc bộ Karate trong thành phố, sắp xếp giờ giấc và họ mượn phòng tập mở lớp dạy võ. Trong sự hợp tác này, cả ba bên bao gồm sinh viên, nhà trường và câu lạc bộ Karate, ai ai cũng có lợi. Sinh viên có thể tham gia vào lớp Karate mà không phải đóng một xu học phí nào. Nhà trường mở được lớp thể dục nhưng lại không tốn công đào tạo cũng như khỏi tốn tiền trả lương cho giáo viên. Câu lạc bộ Karate của thành phố nói riêng và liên đoàn Karate nói chung có cơ hội mở võ đường, thu nhận thêm võ sinh. Karate, Taekwondo lớn mạnh và phổ biến trên thế giới như ngày nay chính là nhờ chiến thuật “tấn công” vào học đường như kiểu trên.
Ví dụ thứ hai với môn bơi lội. Nhà trường ký hợp đồng với các hồ bơi trong thành phố. Sinh viên có thể đến các hồ bơi để được tha hồ tắm táp bơi lội. Sau khi xuất trình thẻ sinh viên, họ chỉ phải trả một khoản phí vào hồ bơi thấp hơn nhiều so với những ai không là sinh viên; phần bù còn lại sẽ do nhà trường trả cho các chủ hồ bơi. Trong sự hợp tác này, cả ba bên, sinh viên, nhà trường và chủ hồ bơi đều có lợi. Sinh viên có thể học bơi với mức phí ưu đãi. Nhà trường chỉ phải bỏ ra một khoản tiền ít hơn rất nhiều so với việc xây dựng hồ bơi, thuê mướn giáo viên phụ trách. Các chủ hồ bơi cũng được lợi nhờ bán được nhiều vé bơi hơn.
Những kinh nghiệm như trên hoàn toàn có thể áp dụng tại Việt Nam, nhất là trong điều kiện Bộ giáo dục và Đào tạo ngày càng trao nhiều quyền tự chủ hơn cho các trường đại học. Khoa Giáo dục thể chất của các trường đại học ở nước ta hoàn toàn có thể hợp tác đào tạo với các câu lạc bộ hay chủ doanh nghiệp địa phương liên quan đến thể dục thể thao, ví dụ như các câu lạc bộ Vovinam–Việt Võ Đạo hay Võ cổ truyền Bình Định, hoặc Karate, Taekwondo, Yoga, thể dục thể hình, hay các hồ bơi,…
Có như vậy, chất lượng Giáo dục thể chất mới được cải thiện. Sinh viên có nhiều chọn lựa hơn cho các môn thể thao mà mình yêu thích. Nhà trường tiết kiệm được chi phí xây dựng cơ sở vật chất, tiết kiệm được chi phí đào tạo và cũng tiết kiệm được khoản lương trả cho đông đảo các giáo viên phụ trách các môn thể dục thể thao. Ngoài ra, các câu lạc bộ hay các doanh nghiệp ở địa phương cũng tăng thêm được số thành viên tham gia hiệp hội hoặc tăng thêm được số lượng khách hàng mua dịch vụ của họ.
Đôi điều suy nghĩ, ngậm ngùi
Sang Đông Âu du học, tôi đăng ký tham gia vào lớp học Karate hệ phái Kyokushin. Với một gã thư sinh trói gà không chặt như tôi thì võ vẽ không là chuyện quá dễ dàng. Ban đầu tôi cũng chỉ định bụng học tí võ công cho vui cho biết, nhưng không ngờ dẫu mỗi tuần hai buổi luyện tập, thì một năm sau đó, thể lực sức khỏe và tinh thần tôi khá hơn hẳn, việc học hành bài vở vì thế mà càng thêm thuận lợi.
Có lần sư phụ tôi (là người tây) hỏi: Cậu là người Việt Nam, sao không học Vovinam–Việt Võ Đạo làm chi mà phải đi học học võ Nhật Bản? Tôi xem chương trình biểu diễn võ thuật của các môn phái phát trên kênh Eurosport thấy Vovinam–Việt Võ Đạo cũng hay lắm!
Tôi ngậm ngùi thưa rằng vì ở xung quanh đây không có câu lạc bộ Vovinam–Việt Võ Đạo nào, chứ nếu có thì tôi đã học võ nước tôi ngay từ đầu.
Nói là nói vậy thôi chứ nghĩ cùng buồn. Vì ở ngay Việt Nam mình, võ cổ truyền nói chung và Vovinam-Việt Võ Đạo thậm chí còn lép vế nếu so với các thứ võ thuật ngoại bang như Karate, Taekwondo. Không hiểu các đồng chí đảng viên đảng cộng sản ở nhà xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc kiểu gì mà những giá trị cổ truyền cha ông để lại hoặc đã hoàn toàn biến mất hoặc nếu còn thì cũng đang lâm vào tình trạng suy tàn sống dở chết dở. Nghe nói hát xẩm bây giờ chỉ còn duy nhất một nghệ nhân là bà cụ già hơn 90 tuổi gần đất xa trời. Ra nước ngoài mới hay, những thứ mà người ta biết về Việt Nam mình gần như gói gọn trong lòng dư âm một cuộc chiến. Song người tây phương đã không biết đó là bi kịch của dân tộc Việt Nam về những năm tháng huynh đệ tương tàn, khiến đến bây giờ người Việt vẫn còn chia rẽ.
Người ta vẫn thường nói đến mục tiêu rèn luyện bản thân: “Một trí tuệ minh mẫn trong một thân thể tráng kiện”. Dẫu chất lượng Giáo dục thể chất có tốt mấy thì cũng vẫn chưa đủ. Để người trẻ Việt Nam thật sự là những “trí tuệ minh mẫn”, đảng cộng sản Việt Nam nên vì lợi ích dân tộc mà dừng ngay sự đốn mạt từ trước đến nay họ vẫn làm là nhồi những u mê, lỗi thời và bệnh hoạn của chủ nghĩa Mác-Lênin vào sọ não các thế hệ thanh niên – những chủ nhân tương lai của đất nước.
Tản mạn về Giáo dục thể chất bậc đại học ở Việt Nam
Chắc là chẳng mấy ai phản đối nếu tôi nói rằng chất lượng giáo dục bậc đại học ở nước ta hiện nay vẫn còn quá nhiều yếu kém, vẫn còn quá nhiều bất cập. Nhưng có một điều không phải ai cũng biết là để lấy được bằng đại học Việt Nam thì cũng chẳng dễ dàng chút nào. Mâu thuẫn quá chăng? Không hề!
Ở nước ta hiện nay, muốn trở thành một cử nhân bậc đại học, ngoài kiến thức chuyên môn, bạn cần hoàn thành vài chục học trình các môn chính trị Mác-Lênin, có chứng chỉ về Giáo dục quốc phòng (học quân sự) và chứng chỉ Giáo dục thể chất (học thể dục).
Giáo dục thể chất được đa số sinh viên xếp đầu danh sách các môn học “tử thần”, đáng sợ hơn bất kỳ môn học văn hóa khó nhằn nào khác. Có vài câu cửa miệng mà giới sinh viên hay bảo nhau là: “Chưa thi lại môn thể dục, chưa phải sinh viên Việt Nam!”, hay “Giáo dục thể chất còn đáng sợ hơn cả 70 câu triết Mác-Lênin”. Tiếng lóng trong giới sinh viên gọi việc nộp phí để thi lại là “ngu phí”. Có nhiều người thậm chí đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên ngành rồi, nhưng vẫn chưa nhận được bằng tốt nghiệp vì còn “nợ thể dục”, tức là vẫn chưa đủ điều kiện có được chứng chỉ Giáo dục thể chất.
Giáo dục thể chất kiểu Việt Nam
Mục đích của việc giáo dục thể chất là rèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực, đặng tinh thần được thoải mái trong học tập nghiên cứu nói riêng và trong đời sống sinh hoạt thường nhật nói chung. Ngoài ra, nếu được tổ chức đào tạo một cách có hiệu quả, giáo dục thể chất trong học đường sẽ là nguồn cung cấp vận động viên có chất lượng cho thể thao chuyên nghiệp quốc gia. Có lẽ những người Việt Nam còn chút lòng tự trọng vẫn chưa hết hổ thẹn mỗi khi nhớ lại sự kiện Việt Nam giành giải nhất Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á 2006 (lần thứ 13 diễn ra tại Hà Nội) một cách tuyệt đối nhờ vào việc đem các vận động viên chuyên nghiệp ra thi đấu với vận động viên nghiệp dư là sinh viên của các nước bạn.
Cũng như ở Việt Nam, phần lớn các trường đại học trên thế giới đều xem giáo dục thể chất là điều bắt buộc, song song với đào tạo chuyên ngành. Tuy nhiên có một khác biệt núi cao vực sâu giữa là ở nước người, sinh viên có quyền chọn môn thể dục theo sở thích cá nhân, chọn khóa học phù hợp với thời gian biểu của mình; còn ở ta thì không!
Các môn thể thao – nếu được lựa chọn theo sở thích, phù hợp với năng lực và thể lực cá nhân người ta – thì sẽ trở thành niềm vui, thậm chí niềm đam mê của họ. Ngược lại, nó sẽ là sự chịu đựng, thậm chí là nỗi sợ hãi nếu sinh viên phải học những thứ mà họ không thích, hoặc phải học những thứ vượt quá khả năng sức lực của họ.
Tôi vẫn chưa quên cái cảm giác e ngại, ức chế đối với các môn Giáo dục thể chất khi còn học đại học trong nước. Học kỳ đầu tiên chúng tôi học chạy và nhảy cao. “Ừ thì không thích lắm nhưng thôi cũng đành vì chạy và nhảy cũng chẳng quá tệ, ít ra sau này có gì còn ù té quyền - tam thập lục kế tẩu vi thượng sách”, tôi đã tự an ủi mình như thế. Đến kỳ thứ hai thì tôi thực sự sợ hãi khi phải học môn xà kép. Muốn qua được môn này phải “trồng cây chuối” trên xà và lộn đầu lui tới mấy vòng. Xà rất cao, tôi lại thuộc dạng còi và yếu ( di chứng suy dinh dưỡng một thời bao cấp chuyên khoai sắn và bo bo). Nhiều người khỏe nhưng sơ sẩy là ngã gãy tay gãy cổ như chơi, nói gì thư sinh yếu ớt như tôi. May thay cuối cùng thầy giáo chấm tôi 5 điểm đủ qua, khỏi phải nộp ngu phí thi lại như nhiều bạn đồng học trong lớp. Có lẽ thầy đã châm chước vì tôi là sinh viên đi từ tỉnh lẻ, ăn nói tuy nhút nhát nhỏ nhẹ nhưng lễ phép và lịch sự chứ không kiểu phách lối cá mè một lứa như các bạn thành phố.
Tôi thích bóng đá, bóng bàn nhưng đáng tiếc là không chọn được các môn này. Ai cho mà chọn? Nghĩ thật buồn cười vì ở cái nước Việt Nam mình, những chuyện quốc gia đại sự như bầu cử Quốc hội lâu nay theo tinh thần “bầu là bầu nhiều khi không mà có, bầu là bầu nhiều khi có như không” đã đành, đến ngay cái sự cỏn con như học thể dục thể thao của mấy gã sinh viên cũng theo phương thức bị áp đặt, bị phân công nốt.
Đang học xà kép thì nghe các bạn trong lớp nói rằng, theo thông tin từ trên khoa Giáo dục thể chất, tới học kỳ tiếp theo, chúng tôi sẽ học bóng rổ. Suýt nữa thì tôi ngất xỉu khi nghe tin sét ngang tai đánh ấy. Bởi trước đó, ngay lần đầu tiên tò mò tập tọng chơi bóng rổ trong sân trường, tôi đã gặp tai nạn nhớ đời. Tôi yếu, lại thấp nên khi bị một cậu bạn cùng lớp khỏe như vâm húc cho một phát từ phía đằng sau thì không trụ nổi, đầu dúi xuống nền xi măng, máu me tòe loe. Kết quả là sau này dù đã qua tây du học, nền sân bãi làm bằng gỗ rất an toàn và có cả bảo hiểm đầu gối hẳn hoi, nhưng tôi vẫn không dám sờ đến quả bóng rổ. Cạch đến già!
Ở tây người ta dạy thể dục ra sao và ta có thể học gì ở họ?
Thật may mắn vì xong học kỳ thứ hai ở Việt Nam thì tôi được học bổng du học Đông Âu, thoát khỏi môn bóng rổ. Con nhà nghèo toàn đi Đông Âu, vì những suất xịn đi Nhật đi Úc nếu không rơi vào tay con em các thầy cô giáo trong trường thì cũng đến tay con cái các vị tai to mặt lớn trong chính quyền thành phố. Thành tích học tập, điểm chác mình cao mấy thì cũng bị họ loại khỏi vòng chiến đấu dễ như bỡn. Với các suất Nhật, Úc, người ta thường dán thông báo kề ngày hết hạn nộp đơn để mình trở tay không kịp. Mà ác một chổ là họ thường dán các thông báo về học bổng du học ở chổ khó ai nhìn thấy, ví dụ như dưới gầm cầu thang.
Trở lại với vấn đề Giáo dục thể chất. Lúc sang Đông Âu , giống như các sinh viên bản địa, tôi cũng phải học thể dục. Các môn học thể dục thể thao trong trường tôi cực kỳ phong phú và đầy đủ, từ võ thuật (karate, taekwondo, taichi, kick-boxing…) cho đến tập thể hình, bơi lội, bắn súng hơi, chạy, aerobics, leo tường, đấu kiếm, bóng bàn, bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền… Đại khái tôi nhớ không hết, nhưng có vài chục môn như vậy. Muốn chọn môn nào, thời gian vào lúc nào tùy ý thích mỗi người. Sinh viên có thể theo học một môn thể thao nhất định, hoặc cũng có thể “học hỗn hợp”. “Học hỗn hợp” có nghĩa là tuần này thích thì đi bắn súng hơi, tuần sau chuyển sang chơi bóng bàn, tuần sau nữa có thể đi bơi. Những người học theo hình thức hỗn hợp này sẽ được nhà trường phát cho một tấm thẻ nhỏ để cuối mỗi buổi học thì có thể thu thập chữ ký của người phụ trách, mỗi học kỳ họ cần thu thập được ít nhất 20 chữ ký như vậy. Tóm lại việc học thể dục thể thao hết sức thoải mái, đúng nghĩa “tôi thích thể thao”.
Đọc đến đây có lẽ bạn đọc sẽ thốt lên rằng: Ở tây thì mới có thế, sao lại đi so sánh với Việt Nam?
Nếu nghĩ vậy thì bạn đã nhầm.
Ban đầu tôi cũng hết sức ngạc nhiên khi thấy một trường đại học có tới hơn 8000 sinh viên nhưng khoa phụ trách Giáo dục thể chất của họ chỉ vỏn vẹn cỡ chục người. Những người này chủ yếu phụ trách việc quản lý, họ không đứng lớp giảng dạy.
Các lớp học thể dục thể thao phần lớn là do nhà trường hợp đồng với các tổ chức hay tư nhân bên ngoài. Tôi lấy hai ví dụ minh họa.
Ví dụ đầu tiên với lớp Karate hệ phái Kyokushin. Nhà trường giao kèo với câu lạc bộ Karate trong thành phố, sắp xếp giờ giấc và họ mượn phòng tập mở lớp dạy võ. Trong sự hợp tác này, cả ba bên bao gồm sinh viên, nhà trường và câu lạc bộ Karate, ai ai cũng có lợi. Sinh viên có thể tham gia vào lớp Karate mà không phải đóng một xu học phí nào. Nhà trường mở được lớp thể dục nhưng lại không tốn công đào tạo cũng như khỏi tốn tiền trả lương cho giáo viên. Câu lạc bộ Karate của thành phố nói riêng và liên đoàn Karate nói chung có cơ hội mở võ đường, thu nhận thêm võ sinh. Karate, Taekwondo lớn mạnh và phổ biến trên thế giới như ngày nay chính là nhờ chiến thuật “tấn công” vào học đường như kiểu trên.
Ví dụ thứ hai với môn bơi lội. Nhà trường ký hợp đồng với các hồ bơi trong thành phố. Sinh viên có thể đến các hồ bơi để được tha hồ tắm táp bơi lội. Sau khi xuất trình thẻ sinh viên, họ chỉ phải trả một khoản phí vào hồ bơi thấp hơn nhiều so với những ai không là sinh viên; phần bù còn lại sẽ do nhà trường trả cho các chủ hồ bơi. Trong sự hợp tác này, cả ba bên, sinh viên, nhà trường và chủ hồ bơi đều có lợi. Sinh viên có thể học bơi với mức phí ưu đãi. Nhà trường chỉ phải bỏ ra một khoản tiền ít hơn rất nhiều so với việc xây dựng hồ bơi, thuê mướn giáo viên phụ trách. Các chủ hồ bơi cũng được lợi nhờ bán được nhiều vé bơi hơn.
Những kinh nghiệm như trên hoàn toàn có thể áp dụng tại Việt Nam, nhất là trong điều kiện Bộ giáo dục và Đào tạo ngày càng trao nhiều quyền tự chủ hơn cho các trường đại học. Khoa Giáo dục thể chất của các trường đại học ở nước ta hoàn toàn có thể hợp tác đào tạo với các câu lạc bộ hay chủ doanh nghiệp địa phương liên quan đến thể dục thể thao, ví dụ như các câu lạc bộ Vovinam–Việt Võ Đạo hay Võ cổ truyền Bình Định, hoặc Karate, Taekwondo, Yoga, thể dục thể hình, hay các hồ bơi,…
Có như vậy, chất lượng Giáo dục thể chất mới được cải thiện. Sinh viên có nhiều chọn lựa hơn cho các môn thể thao mà mình yêu thích. Nhà trường tiết kiệm được chi phí xây dựng cơ sở vật chất, tiết kiệm được chi phí đào tạo và cũng tiết kiệm được khoản lương trả cho đông đảo các giáo viên phụ trách các môn thể dục thể thao. Ngoài ra, các câu lạc bộ hay các doanh nghiệp ở địa phương cũng tăng thêm được số thành viên tham gia hiệp hội hoặc tăng thêm được số lượng khách hàng mua dịch vụ của họ.
Đôi điều suy nghĩ, ngậm ngùi
Sang Đông Âu du học, tôi đăng ký tham gia vào lớp học Karate hệ phái Kyokushin. Với một gã thư sinh trói gà không chặt như tôi thì võ vẽ không là chuyện quá dễ dàng. Ban đầu tôi cũng chỉ định bụng học tí võ công cho vui cho biết, nhưng không ngờ dẫu mỗi tuần hai buổi luyện tập, thì một năm sau đó, thể lực sức khỏe và tinh thần tôi khá hơn hẳn, việc học hành bài vở vì thế mà càng thêm thuận lợi.
Có lần sư phụ tôi (là người tây) hỏi: Cậu là người Việt Nam, sao không học Vovinam–Việt Võ Đạo làm chi mà phải đi học học võ Nhật Bản? Tôi xem chương trình biểu diễn võ thuật của các môn phái phát trên kênh Eurosport thấy Vovinam–Việt Võ Đạo cũng hay lắm!
Tôi ngậm ngùi thưa rằng vì ở xung quanh đây không có câu lạc bộ Vovinam–Việt Võ Đạo nào, chứ nếu có thì tôi đã học võ nước tôi ngay từ đầu.
Nói là nói vậy thôi chứ nghĩ cùng buồn. Vì ở ngay Việt Nam mình, võ cổ truyền nói chung và Vovinam-Việt Võ Đạo thậm chí còn lép vế nếu so với các thứ võ thuật ngoại bang như Karate, Taekwondo. Không hiểu các đồng chí đảng viên đảng cộng sản ở nhà xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc kiểu gì mà những giá trị cổ truyền cha ông để lại hoặc đã hoàn toàn biến mất hoặc nếu còn thì cũng đang lâm vào tình trạng suy tàn sống dở chết dở. Nghe nói hát xẩm bây giờ chỉ còn duy nhất một nghệ nhân là bà cụ già hơn 90 tuổi gần đất xa trời. Ra nước ngoài mới hay, những thứ mà người ta biết về Việt Nam mình gần như gói gọn trong lòng dư âm một cuộc chiến. Song người tây phương đã không biết đó là bi kịch của dân tộc Việt Nam về những năm tháng huynh đệ tương tàn, khiến đến bây giờ người Việt vẫn còn chia rẽ.
Người ta vẫn thường nói đến mục tiêu rèn luyện bản thân: “Một trí tuệ minh mẫn trong một thân thể tráng kiện”. Dẫu chất lượng Giáo dục thể chất có tốt mấy thì cũng vẫn chưa đủ. Để người trẻ Việt Nam thật sự là những “trí tuệ minh mẫn”, đảng cộng sản Việt Nam nên vì lợi ích dân tộc mà dừng ngay sự đốn mạt từ trước đến nay họ vẫn làm là nhồi những u mê, lỗi thời và bệnh hoạn của chủ nghĩa Mác-Lênin vào sọ não các thế hệ thanh niên – những chủ nhân tương lai của đất nước.
Được, nhận xét về một khía cạnh nào đó thì đúng, nhưng giáo dục thể chất cơ bản của Việt Nam thế là tạm ổn rồi
Trả lờiXóaAnh bạn ah! Anh nói cũng chi đúng một khía canh thôi. Nói chung con người VN tinh thần tự giác học tập không cao. Và người có học thức như anh ban suy nghi vẫn còn nông cạn quá! Phải biết điều kiên nhà mình đến đâu thì minh phát triển đến đó. Nhà nước cho các ông đi đào tạo ở nước lọ nước kia nhưng chưa khỏi còng đã vội cong đuôi rồi vây!
Trả lờiXóaCơ chế nhà nước thì vốn dĩ quan liêu. Đặc biệt là tại một nước Á Đông như Việt Nam luôn xem thường cá nhân và đề cao tập thể. Nếu bạn không theo được tập thể thì chỉ có nước nằm chết bên lề xã hội thôi
Trả lờiXóađọc từ đầu đến cuối hóa ra là chửi cộng sản, buồn cười quá, nếu bạn thực sự là du học sinh, thì bạn nên biết rằng miếng cơm hàng ngày, bạn cho vào mồm là nhờ tiền của cộng sản đó bạn, cộng sản cho những người như bạn đi du học để làm gì?, để một ngày nào đó bạn có thể quay về giúp ích cho đất nước, chứ không phải cho bạn ra nước ngoài để bạn chửi, bạn hiểu chứ, bạn nói cộng sản ko biết gì về văn hóa dân tộc vậy bạn có biết dân gian mình có câu " Con ko chê cha mẹ khó chó không chê chủ nghèo" ko bạn, mà chắc gì bạn đã là du học sinh, hôm trước tôi còn gặp một thằng xưng là bộ trưởng bộ quốc phòng nữa cơ, chứ du học sinh thì xá gì
Trả lờiXóa