14/9/11

Mười thang thuốc chữa bệnh cho dân tộc Việt(15 Chương)

Chương thứ nhất: Nghĩa hai chữ "quốc dân"

Xưa nay người ta thường hay nói đến nước thì trước hết kể vua, thứ nửa quan, còn dân không bao giờ kể đến. Nhưng đời bây giờ thì khác thế! Bên Âu, bên Mỹ cho đến Nhật Bổn, Trung Hoa ở Á Đông, họ không nói đến nước thì thôi, thoạt nói đến nước thì tức khắc nói đến dân, tai nghe chữ Quốc dân, mắt thấy chữ Quốc dân, miệng đọc chữ Quốc dân. Quốc dân! Quốc dân! Hai chữ đó như hình cha cha mẹ mẹ, không bao giờ quên.
Gần mấy năm đây, làn sóng Âu Mỹ tràn vào nước ta, mà người bảo hộ ta lại là người nước dân chủ, người ta trông có dân chủ mà hai chữ quốc dân mới phãng phất trong óc mình, nhưng miệng đọc hai chữ Quốc dân mà hỏi nghĩa chữ Quốc dân là sao chắc không ai trả lời đươ.c.
Chữ "Quốc" vì sao liền chữ "Dân", chữ "Dân" vì sao dính chữ "Quốc". Muốn trả lời câu hỏi đó, tất phải theo lịch sử. Sử nước ta đến đời Đường Nghêu mới có hai chữ "Việt thường", đời nhà Hán mới có hai chữ "Giao chỉ", đời nhà Đường mới có hai chữ "Yên Nam". Vậy từ đời nhà Đường Nghêu về trước, đã có gì nên nước đâu, núi rậm rừng hoang, đồng không mông hoạnh, bốn mặt chim kêu vượn hót, một vùng nước bạc đất vàng, xó này năm ba chú mọi, góc nọ sáu bảy anh Lào, kể bộ lạc cũng chưa nên gì, huống gì là nước? Vì ai gây dựng, vì ai mở mang, ai dọn đường, ai trổ lối ai xẻ núi, ai đốt rừng, bỗng chốc núi rậm hóa nên thôn cử đồng hoang gây nên thành thị? Đó chẳng phải ngìn vạn ức những người tổ tiên cao tằng ta làm nên ử Huống gì Quãng bình dĩ Nam Cao man dĩ Bắc, xưa vẫn có đất, mà đất gì của ta đâu? Vẫn có người mà người gì của nòi giống ta!
Nào Lâm Ấp, nào Chiêm Thành, nào Mên nào Lạp, nếu không dân ta xưa dắt đoàn kéo đội, từ Bắc vào Nam, chải gió gội mưa, trèo non vượt bể, khua nòi Chiêm, đuổi bầy Lạp, hốt mấy nghìn dặm non sông mà bỏ vào túi mình, thì cơ đồ gấm vóc như sau này, chúng ta làm sao trông thấy được?
Suy thấu lẽ ấy, mới biết rằng Quốc là Quốc của dân ta, dân là ông chủ tiên chiếm của Quốc ta. Xưa tôi làm quyễn "Hải ngoại huyết thư" mà ông Lê Đại dịch đã có câu rằng: "Nghìn muôn ức triệu người chung hiệp. "Gầy dựng nên cơ nghiêp nước nhà. "Người dân ta, của dân ta "Dân là dân nước, nước là nước dân" Đọc mấy câu ấy thời nghĩa "Quốc dân" cũng đã rõ lắm.
Anh em thử nghĩ, trên dưới bốn nghìn năm, trong ngoài ba mươi vạn dặm, biết bao nhiêu giây máu hột mủ tuôn đổ ra cung cấp cho nước đó, có một giọt nào là không phải của dân ta đâu? Biết bao lũ trước đàn sau, dắt díu nhau kinh dinh cho nước đó, có người nào không phải dân ta đâu! Vì vậy nếu không dân thì ai làm nên nước? Nếu không nước thời còn quý gì dân? Linh hồn nước là đâu! hẳn là dân đó! Khu xác dân ở đâu, hẳn là nước đó! Quốc tức dân, dân tức Quốc, hai chữ "Quốc dân" không thể rời nhau đươ.c. Nghĩa hai chữ "Quốc dân" là thế.



Chương thứ hai: Quốc dân với gia nô

Đau đớn thay! Thảm hại thay! Địa vị mình quốc dân mà chưa từng một ngày nào được chịu cái ơn giáo dục cho làm quốc dân; thân phận mình quốc dân mà chưa từng một ngày nào được hưỡng cái quyền lợi quốc dân.

Tục ngữ có câu: "Dân như trùn như dế" lại có câu thường nói: "Dân như gỗ tròn", điều đó suốt xưa nay, khắp Đông Tây không một dân nước nào như dân nước ta cã. Vì sao? Hay là trời cách chức quốc dân của nước mình rồi chăng? Hay là người nước mình không đang nổi cái chức quốc dân chăng? Hai lẽ tất có một. Đạo trời rất công, lòng trời rất nhân ái, người nước nào cũng là con trời cả, trời vẫn xem làm bình đẵng, trời có thương riêng gì dân nước Pháp, nước Anh, nước Mỹ, nước Nhật Bản? Có ghét riêng gì nước ta? Cái chức Quốc dân này, có lẽ nào trời cho ở họ mà cướp mất ở ta? Vậy thời cái chức làm Quốc dân vẫn là trời thưởng cho ta đó, nhưng tội tình thay! Trời vẫn ban cho ta mà ta không biết vâng chịu!
Xem lịch sử nước ta từ xưa đến nay hơn ba nghìn năm chỉ có gia nô mà không quốc dân thật. Quyền vua quá nặng, nặng không biết chừng nào; gia dĩ quyền quan lại hứng đở quyền vua mà tầng tầng áp chế, từ cửu phẩm kể lên đến nhất phẩm, chồng càng cao, ép càng nặng đến dân là vô phẩm, thân giá lại còn gì. Thằng này là con ngựa, thằng nọ là con trâu, buộc cương vào thì cắm cổ cứ đi, gác ách vào thì cúi đầu cứ lủi, gặp Đinh thời làm nô với Đinh, gặp Trần thời làm nô với Trần, gặp Lê Lý thời làm nô với Lê Lý, phận con hầu với thằng ở, được đôi miếng cơm thừa canh thải thời đã lấy làm hớn hở vinh quang, tối năm đứng đầu ruộng mới được bát cơm, suốt đêm ngồi trên bàn khung cửi, mới có tấm áo mặc, mà thoạt mở miệng ra thời chỉ nói rằng "cơm vua áo chúa", đồn điền nầy sông núi nọ, mồ hôi lẫn nước mắt mà cày cấy mở mang, nhưng mà "chân đạp đất vua", lại giữ chặt một câu hoạt kê vô lý. Than ôi! Cái tư tưởng gia nô! Bệnh gia truyền làm nô đó không biết tự bao giờ để lại cho chúng ta, bắt ta phải gông đầu khóa miệng, xiềng tay xích chưn, mà chịu gánh gia nô cho già đời mãn kiếp! Đau đớn thật! Thãm hại thật! Anh em ôi! "Dân vi quý" là câu nói của ông Mạnh Đại Hiền, "Dân vi ban bản" là câu nói của ông thánh Hạ Vũ hai người đó có phải nói lừa ta đâu? Ta ngu, ta ngẩn, ta hèn hạ quá chừng!
Mình ta sang trọng nhứt là cái quốc dân mà ta bỏ xó đi không nhắc tới, khăng khăng chỉ ôm lấy cái phẩm hàm gia nô làm vinh quý; Ôi! phẩm hàm làm gì anh em ôi! Nhà giàu phỉnh thằng ở thời vất cho một hai đồng tiền, nhà vua phỉnh đứa dân thời vất cho một hai trương giấỵ Nhưng nghĩ cho ra kỹ, thời một đồng tiền của nhà giàu phỉnh ta đó mà thân giá ta vẫn còn, đến như một trương giấy của nhà vua phỉnh ta đó, thời thân giá ta đã ô hô, ai tai rồi hẳn. Lại còn khi rủi gặp cơn dâu bể đổi đời, tờ giấy của nhà Đinh trải qua nhà Lý thời đã không đáng một xu, tờ giấy của nhà Lý trải qua nhà Lê hoặc nhà Trần thời cũng không ai ngó đến, huống gì vì một trương giấy đó mà quỳ mòn đầu gối, lạy lắm cả cằm râu, lại phải vất vô số máu me, ép vô số dầu mở cung cấp cho nhà ai mới hủ hỉ được một trương giấy đó, thời còn gì vinh quý nữa đâu! Gia nô! Gia nô! Cái oai kiếp đó, từ đây nên sám hối là phải.


Chương thứ ba: Quốc dân nên tự lập

Ô hô gia nô! Ô hô gia nô! Tủi thân vai ngựa lưng lừa, một kiếp gia nô biết bao giờ là thôi? Câu hỏi đó là một câu hỏi rất thiết ở đời bây giờ. Tôi xin trả lời rằng: "Gia nô nay đã biết thân, thời lo gánh chức quốc dân mới là". Gia nô là thằng ở của một nhà, Quốc dân là ông chủ của một nuớc, một bên thì ty tiện rất mực, một bên thì cao quý rất mực, mắt còn chưa mù, miệng còn nói được thời chắc cũng muốn lấy phần cao quý mà bỏ phần ty tiện. Ham cao quý mà chê ty tiện là gốc tự tấm lòng lương tri của chúng tạ Người xưa có câu rằng: "Vương giã dĩ dân vi thiên", nghĩa là dầu ông vua cũng phải xem dân bằng trờị Vậy thời không gì cao quý hơn dân hẳn. Nhưng với cái chúc Quốc dân đó, chúng ta đã ngu hèn dại dột, bị ai cướp bóc những tự bao giờ, nay muốn khôi phục lại cái chức quốc dân, chúng ta phải gấp lo thế nào mới được. Chức Quốc dân đó ta muốn khôi phục lại, có lẽ xin xõ với ai mà được rủ Xin với trời, thời trời vẫn cho ta tự bao giờ, không cần xin nữạ Sách Tây có câu: mình hãy tự giúp lấy mình, thời trời giúp cho (aide-toi, le ciel t’.aidra). Sách Đông Phương có câu:"Dân ta muốn điều gì, trời vẫn nghe theo điều ấy". Nếu đạo lý ấy mà thật, không cần gì xin ở trời.
Hay là xin ở người mà được rủ Lòng beo dạ thú, mắt ó miệng hùm, người thế giới đời bây giờ không ai thương ta hẳn. Nếu một mai mà ta lấy chức quốc dân quốc dân ta lại, thời ách cổ trâu, cương đầu ngựa, tức khắc phải giải phóng cho ta ngaỵ Lòng tham dục họ lấy gì đầỷ Tay hung tàn họ lấy gì sướng. Nào xe, nào ngựa, nào lầu, nào đài, nào vợ đẹp hầu non, nào của ngon vật lạ: những giống ép nặn máu mủ ta mà được đó, lấy gì như ý sở cầu? Ta một ngày thoát ngục gia nô thời nó một ngày đổ nền phú quý, nếu ta rày xin mai xỏ, lưỡi rát cổ khan, chúng nó có ân thưỡng cho ta chỉ qua "ngọn roi" và "ngòi bút", có đời nào mà chúng nó đem chức quốc dân cho ta đâụ Huống hố chức quốc dân là chúc sẵn trời ban cho ta, ta lấy lại thời còn, ta bỏ đi thời mất, không cần ai cho, mà ta cũng không cần gì xin ai cả.
Ôi quốc dân! Ôi! quốc dân! Cái chúc đó là chức rất cao quý của chúng ta, vẫn không ai cách được, mà cũng không ai cho được, chỉ cốt ở lòng ta cầu, vai ta gánh, tay ta đỡ, sức ta đua trí khôn ta tìm tòi, quyết lấy được mà thôi. Thiệt là: "Của ta, ta cậy gì ai Gánh ta ai có nghiêng vai đỡ cùng".
Vậy nên tôi nói rằng: Quốc dân nên tự lập.


Chương thứ tư: Bài thuốc tự lập có những vị gì?

Muốn cho quốc dân hay tự lập, trước hết phải biết tệ bệnh của quốc dân ta những điều gì. Có biết tệ bệnh quốc dân ta vậy sau chứng nào thuốc ấy mới bày ra phương tự lập được. Bây giờ tôi xin kể những tệ bệnh của quốc dân:
1. Tính ỷ lại
2. Lòng giả dối
3. Thói nhút nhát.
4. Tham lợi riêng.
5. Đua những việc hư danh vô vị
6. Không lòng thực yêu nước.
7. Không biết nghĩa hiệp quần.
8. Mê tín những tục hủ cổ.
9. Không biết đường kinh tế.
10. Không thương nòi giống.
Những bệnh đó muốn chữa cho lành, phải theo bệnh nguyênmà trị cho đến gốc. tôi xin kê bài thuốc như sau này:
1. Khí tự cường: nặng vô số ki-lô-gờ-ram (kg)
2. Lòng thành thực: mười phần già.
3. Gan quả quyết: hai lá thực lớn
4. Lòng công ích: một tấm rất dày
5. Vai thực nghiệp: một gánh càng nặng càng hay
6. Bụng nhiệt thành: mười phân luyện chín.
7. Giãi đồng tâm: một dây càng kiên thực càng tốt.
8. Trí thúc mới: 100 phân, trộn vào "hoa tự do" không kỳ nhiều ít.
9. Nội hóa: một vạn thức: kiêng ngoại hóa
10. Giống thân ái: hằng hà sa số, hột nào càng chắc càng hay
Hiệp cả bài như trên kia, tổng cộng 10 vị, bài thuốc đó là hiệp cả Đông Tây lại một lò, hòa cả tân, cựu làm một tể, dùng làm thuốc tự lập, chắc là không bài nào hơn. Anh em ta muốn biết cái ý dụng được, tôi xin kể vị thuốc nào chứng ấy như sau:


Chương thứ năm: Chữa chứng bệnh "tính ỷ lại"

Bệnh người nước ta, kể có 10 chứng, tôi đã nói như bài trên kia mà thăm xét cho ra chúng gì nặng thứ nhất thời có một chứng gọi rằng "ỷ lại tính".
Ỷ lại tính như thế nào? Tục ngữ có câu rằng "Tháp đổ có Ngô xây, việc gì vợ góa lo ngày lo đêm". Xem như câu ấy thực đáng nực cười! Tháp đó là tháp của ta, ta không xây được hay saỏ Nghễnh đầu nghểnh cổ trông ngóng vào Ngô, nếu Ngô không xây thời vạn tuế thiên thu chắc không bao giờ có tháp. Kìa người vợ góa thấy tháp đổ mà lo ngày, lo đêm, vẫn là một người có tâm huyết, mà lại bị những món bàng quan kia mỉa mai chê trách, thế thời những người đứng xung quanh tháp đó, tháp đổ mặc tháp, khoanh tay đứng dòm, chém cha món này, nghiễm nhiên là một đống bồ nhìn rồi hẳn? Hỏi vì can cớ làm sao?
Thời chỉ ỷ lại mà thôi. Câu tục ngữ ấy thiệt vẽ đúng tâm tính của người nước ta. Hai muơi triệu người, ai nấy cũng mắt cũng tai, cũng tay chân mày mặt, nếu ai cũng lo gánh vác một phần trách nhiệm của mình thời có gánh gì không cất nổi?
Nhưng tội tình thay! Anh nào chị nào trong óc cũng chất đầy một khối ỷ lại: anh Cột trông mong vào chú Kèo, cô Hường trông mong vào thiếm Lục, lại chắc chắn có anh Cột cô Hường rồi. Rày lần mai lửa, tháng đợi năm chờ, kết cục không một người làm mà cũng không một người phụ trách nhiệm. Thế thời 25 triệu người, kỳ thực thời không người nào cả.
Chao ôi! Ma bệnh tính ỷ lại không xua đuổi cho sạch, còn mong có nòi giống ta nữa đâu! Bây giờ muốn chữa bệnh ỷ lại đó, tất cần phải dùng một vị rất quý trọng đem dùng chửa bệnh tính ỷ lại chắc kiến hiệu như thần. Tên vị thuốc này gọi rằng "khí tự cường". Khí tự cường đó không phải vay mượn cùa ai đâu: khi trời đất inh ra ta thời phải phú dữ cho ta một vừng chính khí. Xưa thầy Mạnh Tử có câu nói rằng:"chí đại, chí cường", bốn chử đó tức là khí tự cường của tạ Xương sắt, gan đồng ngang tàng 7 thước, đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông. Ta chẳng phải là người hay saỏ Cớ gì người mạnh mà ta hèn? Người vinh mà ta nhục? Người chủ nhân mà ta nô lệ? Ta chẳng oan uổng kiếp người lắm ru! Thôi cái tội tự bạo, tự khí, ta quyết rửa sạch cái vết nhơ này mới thôi.
Ỷ lại mà chi! Ỷ lại mà chi! Ta quyết tự cường cho chúng mày biết. Xin các anh em! Xin các chị em! Ai nấy cũng nhức nhối tinh thần, rán vai nong cánh, đồng một lòng, đều một sức, mình sắp lấy núi sông mình, tháp mình mình xây. Khí tự cường đã đầy đủ như thế, thời ma bệnh tính ỷ lại còn dám dùng dằng nữa đâu.
Vậy nên bài thuốc tự lập, vị thứ nhất phải dùng khí tự cường nặng vô số ki-lô-gờ-ram.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét