![]() | ![]() |
Thứ tư, 19 Tháng 10 2011 08:29 | ||||
![]() Bản đồ “đường lưỡi bò” (có khi còn biết đến như là đường chữ U) là một bản đồ phi khoa học và phi lí. Khó biết bản đồ này xuất hiện từ thời điểm nào, nhưng dữ liệu cho thấy nó xuất hiện từ năm 1947 trong tài liệu nội bộ của Trung Quốc. Lúc đó bản đồ có 11 đường đứt đoạn bao trùm gần 90% vùng biển Đông Nam Á (kể cả Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta) mà Trung Quốc gọi là “South China Sea” và chúng ta gọi là Biển Đông. Sau này đường 11 đoạn biến thành 9 đoạn, và đến năm 2009, Trung Quốc cho lưu hành bản đồ 9 đoạn này trong các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc. Ngày nay, chúng ta đề cập đến bản đồ này là “Đường lưỡi bò” (ĐLB). Nhưng bản đồ ĐLB hoàn toàn không có cơ sở khoa học, bởi vì không ai có thể định vị trên biển. Bản đồ ĐLB cũng hoàn toàn phi pháp, vì chẳng có cơ quan quốc tế nào công nhận. Tất cả các nước trong khối ASEAN cũng không công nhận bản đồ ĐLB. Từ can thiệp của chính phủ… Trong vài năm gần đây, bản đồ ĐLB xuất hiện trên một số tập san khoa học quốc tế. Sự xuất hiện này không phải ngẫu nhiên. Có bằng chứng cho thấy đây là một chiến dịch của Chính quyền Trung Quốc. Tập san Climatic Changecủa Mĩ mới công bố một bài báo khoa học của nhóm tác giả Xuemei Shao (thuộc Viện Khoa học Địa lí và Tài nghiên thiên nhiên, Trung Quốc), trong đó có bản đồ ĐLB. Một số nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài viết thư chỉ ra rằng bản đồ đó sai, không có cơ sở khoa học. Theo thông lệ, Tổng biên tập của tập san Climatic Change (Michael Oppenheimer) gửi thư phản đối của nhóm nhà khoa học VN cho tác giả. Tác giả Xuemei Shao trả lời như sau (tạm dịch): “Chúng tôi sẽ không sửa biểu đồ đó. Bản đồ nhỏ mà chúng tôi chèn trong biểu đồ 6 là do yêu cầu của Chính phủ Trung Quốc. Xin ông báo cho Tiến sĩ Bùi Quang Hiển liên lạc với Chính phủ Trung Quốc, chứ không phải cá nhân, về vấn đề này”. Những câu chữ rất… ấn tượng, hiểu theo nghĩa mất lịch sự một cách khó tin! Chúng ta còn nhớ một vài “học giả” Trung Quốc hỏi những câu hỏi mất lịch sự và xấc láo với phái đoàn Việt Nam trong Hội nghị an ninh ở Biển Đông ở Mĩ vào năm ngoái. Không biết các thế hệ học giả Trung Quốc trước đây thì sao, nhưng tôi có cảm giác rằng những học giả lớn lên dưới chế độ XHCN kiểu Mao đều hành xử rất mất lịch sự, vô văn hóa, thô lỗ, và có phần xấc láo. Họ nói năng rất cộc cằn, và tỏ ra là những người thiếu khả năng diễn đạt sự bất đồng ý kiến bằng chữ nghĩa lịch thiệp. Nhưng chúng ta hãy tạm bỏ qua ngôn ngữ phi khoa học đó, mà hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu trả lời trên là gì. Có nhiều cách để hiểu câu trả lời trên của ông Shao, riêng cá nhân tôi nghĩ đến 2 ý nghĩa sau đây: Thứ nhất lá thư trên là một thú nhận rằng nhóm tác giả mà Shao đứng đầu làm theo lệnh của Chính phủ Trung Quốc. Thật ra, điều này không phải là một phát hiện gì mới, vì đã được biết đến từ lâu. Theo một nguồn tin đáng tin cậy, năm 2007 Trung Quốc ra quy định là tất cả bản đồ Trung Quốc phải có ĐLB. Nhưng đây là lần đầu tiên chúng ta có bằng chứng cụ thể qua thú nhận của một Giáo sư Trung Quốc rằng có sự can thiệp của Chính phủ Trung Quốc vào việc quảng bá ĐLB trên các tập san khoa học quốc tế. Thứ hai, qua giọng văn “nên liên lạc với Chính phủ Trung Quốc”, chúng ta thấy rằng Shao không có lí lẽ khoa học. Bởi vì không có lí lẽ khoa học, nên ông “đá bóng” sang chính quyền. Rất có thể bản thân ông và cộng sự cũng không hài lòng với bản đồ ĐLB, nhưng vì cấp trên bảo sao thì phải làm vậy, nên đây là dịp để ông ta phủi tay ngầm ý nói “chúng tôi cũng không ủng hộ ĐLB”. ... đến lạm dụng khoa học Mấy năm gần đây, giới khoa học Việt Nam ở nước ngoài phát hiện một số (nếu không muốn nói là nhiều) bài báo khoa học của các tác giả Trung Quốc có đăng bản đồ ĐLB. Chúng ta còn nhớ trước đây, tập san Waste Managementcó đăng bài báo của nhóm tác giả Tai trong đó có ĐLB. Các bạn ở Pháp phát hiện và lập tức viết thư cho Tổng biên tập để phản đối bản đồ phi khoa học và phi pháp này. Tôi và một số bạn cũng có thư phản đối. Những phản đối của chúng tôi cũng gây ra vài tác động tích cực, nhưng phải thành thật mà nói là chúng ta cũng chỉ “chữa cháy” chứ chưa chủ động diệt cái bản đồ phi lí đó. Nhưng đó không phải là bài báo duy nhất có in bản đồ ĐLB. Gần đây, các nhà khoa học VN ở nước ngoài phát hiện một loạt bài báo khoa học có in bản đồ ĐLB. Những bài báo này được đăng trên các tập san như Climatic Change, và gần đây nhất là Science. Science là một tập san khoa học thuộc vào hàng danh giá nhất trên thế giới, nên tác động của những bài báo trên Science là rất lớn. Bài báo của Peng [1] là một bài tổng quan (review) về lịch sử dân số của nước Tàu, nhưng tác giả (lợi dụng?) chèn vào bản đồ ĐLB, mà nếu chỉ đọc sơ qua cũng khó phát hiện. Đó là một hành vi khó chấp nhận được và phi khoa học. Phi khoa học là vì bản đồ ĐLB hoàn toàn không có cơ sở khoa học (làm sao định vị trên nước biển?), phi pháp vì chẳng có cơ quan quốc tế nào công nhận. Công bố bản đồ ĐLB do đó là một vi phạm đạo đức khoa học. Ngay sau khi bài báo được công bố, chúng tôi gồm một số nhóm nhà khoa học ở nước ngoài soạn những lá thư chỉ ra sự phi khoa học và phi lí của bản đồ ĐLB. Tôi và các đồng nghiệp thuộc Đại học Quốc gia TP HCM có thảo một lá thư và gửi cho Science. Lá thư của chúng tôi là loại letter to the editor, là một loại bình luận rất thông thường trong sinh hoạt khoa học. Trong khoa học, một khi bài báo được công bố, đồng nghiệp khắp nơi có thể săm soi và phê bình qua hình thức chủ yếu là letter to the editor (thư đến Chủ bút). Lá thư của chúng tôi cũng chỉ nhắm vào việc phê bình khoa học thuần túy, chứ không có màu sắc tranh chấp lãnh hải giữa ta và Tàu. Sau khi nhận được thư của chúng tôi, Ban biên tập Science trả lời tôi như sau:
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét