1/10/10

Hà Nội bước vào đại lễ nghìn năm Thăng Long

 Hôm nay 30/9, thành phố Hà Nội đang gấp rút hoàn thành các công việc chuẩn bị cuối cùng cho đại lễ nghìn năm Thăng Long Hà Nội, được bắt đầu từ ngày mai và kéo dài cho đến ngày 10/10. Theo ghi nhận của phóng viên AFP tại Hà Nội, đến lúc này thành phố nghìn năm tuổi đang tràn ngập trong sắc màu cờ hoa đón chào đại lễ. Tuy nhiên nhiều người dân Hà Nội vẫn không mấy hào hứng trước một sự kiện mà họ cho là tốn kém, xa xỉ, chỉ vì mục đích tuyên truyền.

Dự kiến hàng trăm hoạt động văn hóa mang tính lễ hội hoành tráng sẽ diễn ra trong dịp này, như khánh thành bức tranh ghép sứ mang tên « Con đường gốm sứ » chạy dọc bờ đê với chiều dài gần 4 km, hay cuộc triển lãm 1000 con rùa quý, thông xe đại lộ Thăng Long dài nhất Việt Nam với chiều dài 28 km, rộng 140 mét. Kết thúc lễ hội sẽ có một cuộc duyệt binh và diễu hành quần chúng được thông báo là lớn chưa từng có từ trước tới nay, với sự tham gia của hơn 30 nghìn người. Bên cạnh đó, rất nhiều hoạt động khác gắn với con số 1.000 cũng được các nhà tổ chức tận dụng triệt để. 

Theo AFP, những cố gắng của chính quyền muốn nhân sự kiện này để khuếch trương thành tựu kinh tế và di sản văn hóa của mình đã làm cho không ít người dân bất bình, khi biết rằng ngân sách để chi cho đại lễ này lên tới 63 triệu đô la. Ông Trân Văn Lam, 65 tuổi, một viên chức về hưu nói với phóng viên của AFP rằng lẽ ra số tiền trên nên để đầu tư vào các cơ sở hạ tầng cho Hà Nội. Ông không cảm thấy hứng thú với bất kỳ một hoạt động nào của đại lễ nghìn năm này mà theo ông, « Cũng giống như những sự kiện khác, lễ hội nghìn năm chỉ mang mục đích tuyên truyền chính trị ». 

Năm 1.010 vua Lý Công Uẩn dời đô về bên sông Hồng, đặt tên là Thăng Long và nay là thủ đô Hà Nội. Chính quyền thủ đô đã có hai năm để chuẩn bị cho đại lễ nghìn năm lần này. Không ít dự án cho đại lễ cũng như việc chọn thời điểm tổ chức lễ hội đã gây tranh cãi trong dư luận. 

Cho đến hôm nay, sát ngày khai mạc các công việc chuẩn bị cho đại lễ vẫn đang được hoàn tất một cách vội vã. Từ Hà Nội, anh Đức Anh cho chúng tôi biết về không khí chuẩn bị bước vào 10 ngày lễ hội nghìn năm Thăng Long Hà Nội :



Đảng CSVN đã "thử nghiệm" Chủ nghĩa Xã Hội gần 70 năm qua và đã biến Việt Nam thành một dân tộc nô lệ để phục vụ những tên mafia trong Đảng CSVN, phục vụ cho ý đồ bành trướng của Bắc Kinh, và dân tộc vẫn ngụp lặn trong tăm tối, từ đời cha đến đời con.... Nay lại muốn "thử nghiệm" cải cách chính trị?

VN tăng cường các biện pháp cải cách chính trị thử nghiệm 

VOA-Thứ Năm, 30 tháng 9 2010 

Hình: ASSOCIATED PRESS Chia sẻ

Việt Nam đã tăng cường các biện pháp cải cách chính trị có tính chất thử nghiệm trước Đại hội Đảng Cộng Sản vào năm tới, và diễn tiến này có thể dọn đường cho sự làm việc với tinh thần trách nhiệm nhiều hơn trong hàng ngũ lãnh đạo. 

Hãng thông tấn Reuters trích lời các nhà phân tích cho biết như thế hôm thứ tư đồng thời lưu ý rằng những thay đổi này không có nghĩa là đảng đương quyền ở Việt Nam có ý định từ bỏ độc quyền cai trị và những người chỉ trích chính phủ có phần chắc sẽ xem những cải cách này chỉ là một thủ đoạn tô son trét phấn. 

Mặc dù vậy, một kế hoạch thí điểm nhằm thay đổi cách thức chọn lựa một số nhân vật lãnh đạo đảng có thể đưa tới những quá trình dân chủ trực tiếp hơn trên diện rộng và có thể đẩy nhanh sự chuyển giao quyền lãnh đạo cho thế hệ mới. 

Đà Nẵng, thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam, hôm thứ tư cho biết đại hội đảng ở đây đã trực tiếp bầu ra bí thư thành ủy lần đầu tiên. 

Trước đây các nhân vật lãnh đạo được chọn qua hai giai đoạn: trước tiên là đại hội đảng -- nhóm họp 5 năm một lần, bầu ra ủy ban chấp hành, rồi sau đó ủy ban này sẽ bầu bí thư. Giờ đây, qua việc để cho đại hội đảng -- thay vì ủy ban chấp hành, chọn bí thư, số người bỏ phiếu chọn bí thư dường như đã tăng gấp năm lần và lên tới gần 300 người. 

Những con số này tuy có vẻ nhỏ nhặt đối với một thành phố có khoảng 1 triệu dân, nhưng các nhà phân tích cho rằng đây là một bước tiến đáng kể của kế hoạch cải cách đã được thử nghiệm ở các cấp thấp hơn. 

Hãng tin Reuters trích lời giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam của Đại học Quốc phòng Australia, nói rằng “Đà Nẵng là một thành phố lớn của Việt Nam và điều này làm tăng phần quan trọng cho sự thử nghiệm này.” Ông Thayer cho biết “Việt Nam đang thử tăng dần tính chất dân chủ trong nội bộ đảng và trực tiếp bầu chọn người lãnh đạo đảng.” Ông nói thêm rằng điều này có những tác động đối với sinh hoạt chính trị cấp quốc gia trong tương lai. 

Đà Nẵng là một trong 10 tỉnh, thành ở Việt Nam được chọn làm thí điểm cho việc bầu trực tiếp bí thư đảng, vốn đã được thực hiện ở khoảng 1,400 đảng bộ cơ sở và hơn 200 quận huyện. 

Biện pháp cải cách này dường như sẽ được tiến hành ở cấp quốc gia. Hồi đầu tháng này báo Tuổi Trẻ trích lời một đảng viên cấp cao cho biết Bộ Chính trị đã ra lệnh soạn thảo một kế hoạch để bầu trực tiếp Tổng Bí Thư tại Đại hội Đảng vào tháng giêng năm tới. 

Tại Đại hội Đảng 5 năm trước đây, sự kiện có hai ứng viên cho chức vụ Tổng bí thư đã làm bùng ra một cuộc tranh luận ở Trung Quốc về tiến độ của công cuộc cải cách chính trị của Trung Quốc. Lúc đó một nhà bình luận Trung Quốc nói rằng: “Người học trò đã qua mặt người thầy.” 

Mặc dù vậy, các nhà phân tích cũng lưu ý rằng tiến trình cải cách ở Việt Nam diễn ra khá chậm chạp chứ không phải là đi trước Trung Quốc trong mọi phương diện. Một bản sơ thảo văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam cho biết đảng sẽ bắt đầu kết nạp thương gia làm đảng viên trên cơ sở thử nghiệm. 

Trong khi đó, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã mở cửa đón nhận thương gia từ năm 2002. 

Nguồn: Reuters, VietnamPlus



Thời điểm để phe đảng tại Việt Nam "thổi mạnh" những cụm từ "âm mưu lật đổ chính quyền" với ý đồ "cảnh cáo"? 

Vợ GS Phạm Minh Hoàng trả lời RFA về quyết định truy tố của công an
Gia Minh, biên tập viên RFA
2010-09-29


Hôm 29/9, Cơ quan An Ninh Điều Tra, Bộ Công An họp báo công bố về việc bắt giữ giáo sư Phạm Minh Hoàng. Cơ quan này cho rằng họ có đủ bằng cớ khẳng định ông này tham gia Đảng Việt Tân. 

Photo courtesy of TudoPhamMinhHoang Blog 

Giáo sư Phạm Minh Hoàng (ngồi) trong lễ bảo vệ luận văn tốt nghiệp của sinh viên ngày 28/01/2010.

Đảng Việt Tân là một đảng chính trị có trụ sở tại Hoa Kỳ, mà Hà Nội cho là tổ chức khủng bố. Ngay cả vợ của giáo sư Phạm Minh Hoàng cũng bị cho có tham gia hoạt động của Đảng Việt Tân. 

Vào tối ngày 29 tháng 9, Gia Minh hỏi chuyện Bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ giáo sư Phạm Minh Hoàng, về những thông tin liên quan vừa nêu. 

Có đủ bằng chứng?Gia Minh: Bà theo dõi được thông tin về cuộc họp báo hôm nay thế nào?

Bà Lê Thị Kiều Oanh: “Tôi đọc được trên báo Sài Gòn Giải Phóng.” 

Gia Minh: Cuộc họp báo thông tin lại điều mà cơ quan điều tra đã nêu ra là giáo sư Phạm Minh Hoàng là thành viên Đảng Việt Tân, trong cuộc họp báo này có điều gì mới? 

Bà Lê Thị Kiều Oanh: “Trong cuộc họp báo này họ có nói đến tôi. Họ nói rằng có đủ bằng chứng về việc tôi cũng là người của Việt Tân; nhưng vì tôi có con nhỏ nên họ chưa dùng biện pháp tố tụng.” 

Gia Minh: Tên bà được nêu đích danh như thế, thì bà có ý kiến gì trước tin công khai đó? 

Bà Lê Thị Kiều Oanh: “Tôi đang suy nghĩ về vấn đề này. Tôi đã khẳng định bao nhiêu lần với cơ quan an ninh rằng tôi không phải là người của Việt Tân. Tôi không biết với bằng chứng gì mà họ lại khẳng định như vậy. Tôi đang có dự định gặp cơ quan an ninh để hỏi điều đó.” 

Gia Minh: Thông tin mà chúng tôi đọc được mà theo đó là bằng chứng phía cơ quan an ninh điều tra Việt Nam đưa ra: hồi tháng 11 năm 2009 bà có sang Malaysia với giáo sư Phạm Minh Hoàng và tham gia một khóa họp của Việt Tân? 

Bà Lê Thị Kiều Oanh: “Tôi có sang Mã Lai nhưng để đi du lịch thôi chứ không hề tham dự khoá học nào hết.”

Bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ giáo sư Phạm Minh Hoàng cùng con gái. Photo courtesy of TudoPhamMinhHoang Blog. 

Gia Minh: Bà luôn khẳng định bản thân không biết gì về tổ chức Việt Tân, và giáo sư Phạm Minh Hoàng cũng không hề nói gì với bà về tổ chức đó. Nhưng theo bà đánh giá vì sao họ lại đưa bà vào tổ chức mà bà nói không hề biết? 

Bà Lê Thị Kiều Oanh: “Đó là điều tôi vô cùng thắc mắc, tôi không biết họ có ý định gì. Tại sao họ tổ chức cuộc họp báo để nói điều đó?- thực sự tôi không hiểu.” 

Gia Minh: Theo luật pháp Việt Nam, bà là công dân hẳn bà cũng biết nếu bị gán ghép không đúng, bà có thể khiếu nại? 

Bà Lê Thị Kiều Oanh: “Tôi cũng nghĩ đến việc đó, tuy nhiên mới xảy ra, tôi còn bối rối. Tôi không biết phải như thế nào; mọi việc tôi phải nhờ luật sư.” 

Âm mưu lật đổ chính quyền?

Gia Minh: Có một số người vừa qua cũng bị bắt cùng vào thời gian với giáo sư Phạm Minh Hoàng, như Mục sư Dương Kim Khải, ông Tâm ở Bến Tre, bà Thúy ở Đồng Tháp, với cáo buộc là thành viên của Đảng Việt Tân, và Việt Tân cũng xác nhận điều đó?

Bà Lê Thị Kiều Oanh: “Tôi có được nghe, được biết điều đó.” 

Gia Minh: Khi Việt Tân xác nhận như thế bà thấy có trở ngại gì đối với bản thân giáo sư Phạm Minh Hoàng trong trại giam, và gia đình bà? 

Bà Lê Thị Kiều Oanh: “Mọi vấn đề về phía cơ quan an ninh và phía Việt Tân đều có suy nghĩ trong hành động của họ. Việc đưa lên mặt báo, trình bày thế này, thế nọ đều có ý định hết. Tôi là thường dân, tôi không hiểu. Tôi có thắc mắc không biết họ làm những việc đó với ý định gì. 

Tôi tôn trọng quyết định của chồng tôi. 

Đến giờ tôi vẫn chưa được gặp chồng, tôi hoàn toàn không biết gì về anh ấy hết. Tôi đã hai lần gửi thư cho Cơ quan An ninh xin được thăm anh ấy, nhưng vẫn chưa được đáp ứng. 

Đối với bản thân tôi, trong thời gian gần đây họ chưa mời tôi lên để làm việc gì hết. Ngày hôm nay nhận được thông tin như thế, tôi rất lo lắng cho chồng tôi. Hôm nay, trên TV họ có chiếu một đoạn hình ảnh anh ấy. Tôi thấy anh ấy gầy đi rất nhiều, tôi rất xót xa. Tôi không biết trong trại giam anh ấy phải chịu những gì. Tôi chỉ mong một lần được gặp để biết anh ấy có thực sự khoẻ hay không. 

Phía gia đình tôi ai cũng đau lòng hết. Con tôi còn nhỏ nên tôi phải giấu, nói bố đi làm rất xa, lâu lắm mới về. Cha của anh Hoàng bị lẫn nên cũng phải giấu, nói anh ấy về Pháp. Mẹ của tôi và mẹ của anh ấy còn biết, nên họ cũng rất xót xa, suy sụp nhiều.” 

Gia Minh: Xin bà chia sẻ những suy nghĩ hiện nay trước những sự việc xảy đến cho giáo sư Hoàng? 

Bà Lê Thị Kiều Oanh: “Trước đây cơ quan an ninh điều tra có răn đe tôi không được tiết lộ những tin tức điều tra cho các hãng thông tấn biết. Thế nhưng qua cuộc họp báo, họ đã nói ra nội dung điều tra. Qua những điều họ nói tôi không thấy chồng tôi có điều gì ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ hết. Việc viết những bài báo của anh ấy không thể nào gọi là hoạt động ‘lật đổ chính quyền’, ‘có hành vi bạo loạn’… 

Tôi nghĩ những người thực sự yêu đất nước, có những đóng góp ngược lại với nhà nước cần phải được xem xét lại. Chứ nếu ai nói điều gì ngược lại với chính quyền đều bị ghép theo đảng này, đảng khác, thì không ai góp ý hết.” 

Gia Minh: Cám ơn Bà.




Phóng viên không biên giới chỉ trích việc truy tố giáo sư Phạm Minh Hoàng 

Thanh Phương , rfi

Biểu trưng của tố chức Phóng viên không biên giới. 

RSF

Hôm nay 30/9, tổ chức Phóng viên không biên giới, trụ sở tại Paris, vừa ra thông cáo về việc chính quyền Việt Nam vừa chính thức thông báo khởi tố giáo sư Phạm Minh Hoàng, một blogger mang hai quốc tịch Pháp-Việt, với tội danh « Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân ».Tổ chức này lên án những lời cáo buộc nói trên, cũng như việc chính quyền thường bịt miệng những tiếng nói đối lập bằng cách quy cho họ là có âm mưu lật đổ. 

Phóng viên không biên giới nhắc lại là chính quyền Việt Nam cáo buộc giáo sư Phạm Minh Hoàng về 30 bài viết đăng trên trang blog dưới cái tên Phan Kiến Quốc và cũng đăng trên trang web của đảng Việt Tân. Giáo sư Phạm Minh Hoàng cũng còn bị cáo buộc đã mở một lớp học ngoại khóa cho khoảng 40 sinh viên, mà theo công an, là nhằm đào tạo những đảng viên tương lai cho Việt Tân. 

Về phần vợ giáo sư Hoàng, bà Lê Thị Kiều Oanh cũng bị quy cho là thành viên của Việt Tân. Bà Oanh không nhận mình thuộc đảng Việt Tân và vẫn khẳng định rằng chồng bà bị bắt chỉ vì đã phản đối dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên. 

Phóng viên không biên giới nhắc lại đây vẫn là chủ đề cấm kỵ ở Việt Nam : các phóng viên và blogger viết về đề tài này thường xuyên bị bắt giữ như Bùi Thanh Hiếu, tức blogger Người Buôn Gió hoặc hoặc kết án tù như luật sư Lê Công Định. Trang mạng Bauxite Vietnam cũng thường xuyên bị tin tặc tấn công. Vào tháng sáu vừa qua, Phóng viên không biên giới đã ra một báo cáo về những hành động sách nhiễu các phóng viên chuyên viết về môi trường ở Việt Nam, trong đó có phần nói về việc kiểm duyệt và đàn áp những ai viết về dự án khai thác bauxite Tây Nguyên. 

Trong bàn thông cáo hôm nay, Phóng viên không biên giới kêu gọi Pháp và Liên hiệp châu Âu có hành động để đòi trả tự do cho giáo sư Phạm Minh Hoàng, đúng với những tuyên bố gần đây của chính phủ Pháp ủng hộ quyền tự do ngôn luận trên mạng.





Thêm môt "Vinashin" thứ hai:

EVN Telecom lên kế hoạch bán cổ phần cho đối tác ngoại 

Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) dự kiến hoàn tất cổ phần hóa trong năm nay theo nguyên tắc giữ nguyên phần vốn Nhà nước và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, cổ đông và cán bộ công nhân viên. 

Theo đó, EVN Telecom sẽ bán tối đa 30% cổ phần ra bên ngoài và tối thiểu số cổ phần bán cho nhà đầu tư nước ngoài là 20%. Nếu được phép, hãng sẽ bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài theo giá thỏa thuận, trong đó nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải thỏa mãn các điều kiện như có kinh nghiệm trong lĩnh vực viễn thông, kinh nghiệm trong triển khai mạng 3G... 

Hiện đã có hai tổ chức đầu tư của Singapore và Malaysia đề nghị được làm đối tác chiến lược. Ngoài các tổ chức này, còn hai doanh nghiệp trong nước rất có tiềm lực về tài chính cũng như kinh nghiệm về kinh doanh viễn thông cũng đề nghị được tham gia. 

Nguồn tin riêng của VnExpress.net cho biết sở dĩ EVN Telecom phải đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa để kêu gọi nguồn vốn đóng góp là vì hãng đang gặp khó khăn về tài chính. Nhà đầu tư hãng nhắm đến không chỉ là đối tác có tiềm lực mạnh về vốn mà còn am hiểu về công nghệ, có khả năng vực dậy hãng trong bối cảnh công nghệ CDMA đang đẩy dần EVN Telecom ra khỏi cuộc chơi di động ở VN. 

EVN Telecom chưa gặt hái nhiều thành công trong việc phát triển dịch vụ viễn thông. 

Trao đổi với VnExpress.net, ông Võ Quang Lâm, Phó giám đốc EVN Telecom khẳng định việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài đã được Thủ tướng thông qua và hãng đang gấp rút triển khai. Ông Lâm cho biết, Chính phủ chỉ đạo viễn thông là lĩnh vực đặc thù nên việc tìm đối tác ngoại sẽ thực hiện trước, sau đó mới tiến hành chào bán cổ phần lần đầu trong nước. 

Cũng theo ông Lâm, EVN Telecom đang thực hiện theo đúng lộ trình đã được duyệt và việc EVN Telecom khó khăn và cần rót vốn chỉ là một yếu tố trong bài toán tổng thể về cổ phần hóa. 

Do đang trong quá trình đàm phán nên danh sách các nhà đầu tư chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, ông Lâm cho rằng việc bán 30% cổ phần cho đối tác ngoại được phép theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong đó, tỷ lệ cổ phần bán, phương pháp chọn lựa nhà đầu tư, các cam kết cụ thể… sẽ được Bộ Công Thương thông qua và quyết định cuối cùng sẽ là Thủ tướng. 

"Đề án thực hiện ra sao phải được Bộ Công Thương duyệt sau đó trình Thủ tướng thông qua chúng tôi mới thực hiện", ông Lâm nói. 

Trao đổi với VnExpress.net tại phiên Họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều 30/9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết cơ quan này chưa nhận được bất cứ thông tin nào về việc EVN bán cổ phần cho đối tác nước ngoài. 

Một chuyên gia am hiểu vấn đề thị trường viễn thông cho rằng xét về các yếu tố cạnh tranh và kinh nghiệm thì với bối cảnh thị trường hiện nay, không đối tác nào thích hợp với EVN Telecom hơn doanh nghiệp Việt. Ở Việt Nam có tới 3 hãng viễn thông di động có sự góp vốn của đối tác ngoại. Trong đó, Hanoi Telecom hợp tác chiến lược với đối tác Hong Kong - Hutchison, S-Fone với đối tác Hàn Quốc SK Telecom và Gtel với tập đoàn viễn thông có tiếng của Nga kinh doanh mạng di động Beeline… Thế nhưng, các hợp đồng hợp tác này đều đứng ở thế chênh vênh và dễ có nguy cơ thất bại. Hiển hiện nhất là đối tác SK Telecom gần như rút vốn tại S-Fone, đối tác trong hợp tác kinh doanh mạng di động Beeline thì bất đồng quan điểm và Hanoi Telecom cũng chưa vượt qua giai đoạn khó khăn… 

Trong khi đó, các doanh nghiệp khác có vốn gần như 100% trong nước như VinaPhone, MobiFone và Viettel lại khá thành công và đang thống lĩnh thị trường. Thậm chí Viettel sau khi vét khách ở thị trường trong nước còn đang đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài. 

“Có lẽ thị trường viễn thông Việt có đặc thù riêng và chỉ người Việt mới am hiểu để có những lời giải cho bài toán đầu tư hiệu quả nhất. Do vậy, việc ưu tiên đối tác nội hơn hay đặt niềm tin vào nhà đầu tư ngoại, EVN Telecom nên cân nhắc thận trọng”, vị chuyên gia này nói. 

Phó giám đốc EVN Telecom cho biết nếu có doanh nghiệp trong nước đáp ứng điều kiện tốt hơn, EVN Telecom sẽ đề xuất với Bộ Công Thương, báo cáo lại với Chính phủ xem xét. “Cái chính là Thủ tướng đã duyệt phương án ưu tiên cho nhà đầu tư ngoại trước, sau đó mới là doanh nghiệp trong nước. Tất nhiên trong quá trình đàm phán chọn lựa, nếu có doanh nghiệp nội đáp ứng các điều kiện tốt hơn, EVN Telecom sẽ đề nghị Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ xem xét”, ông Lâm khẳng định. 

Hồng Anh – Nhật Minh

---------------------------------

Viettin: EVN là công ty Điện Lực Việt Nam. Đây là một công ty được hình thành bằng tiền thuế của dân để kiếm tiền cho Đảng. 

EVN không hoạt động thuần túy trong lãnh vực điện như tên gọi, nhưng "ôm thêm" những lãnh vực kinh doanh "không chuyên" khác như: Viễn thông và Tài chính ngân hàng. Đối với những công ty của Nhà Nước cộng sản, kinh doanh bằng vốn của dân nên không cần lời, chỉ cần nhiều dự án để có nhiều tiền lại quả. Kết quả: Nợ ngập đầu, điện cúp liên miên !

Ngày nào "cơ chế" của XHCN còn tồn tại, ngày đó dân tộc VN vẫn phải nuôi béo những bọn phá hoại có tên gọi: Đảng CSVN. 



Đọc thêm: 22 tổ dân phố bị cúp điện liên tiếp 21 ngày






Vinashin: bãi chiến trường của phe đảng trước ngày Đại hội Đảng:

Tiếp tục thay đổi lãnh đạo cấp cao của Vinashin 
Chi tiết việc bổ nhiệm cán bộ mới vào hàng ngũ lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) dự kiến sẽ được Chính phủ chính thức công bố trong sáng 1/10. 

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường. Ảnh: N.M 

Trao đổi trong phiên Họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều 30/9, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ đang tiến hành những bước cuối cùng để bổ nhiệm nhân sự mới cho ban lãnh đạo Vinashin để đáp ứng yêu cầu khôi phục và phát triển Tập đoàn này trong thời gian tới. 

Các vị trí quan trọng được Bộ trưởng Phúc nhắc tới bao gồm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị (hiện do Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường tạm giữ) và Ban Tổng giám đốc (hiện gồm 5 thành viên). Quyết định bổ nhiệm cuối cùng sẽ được Chính phủ công bố trong sáng mai (1/10). 

Đề cập đến tình hình hiện tại của Vinashin, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, 70.000 cán bộ, công nhân viên của Vinashin hiện đã có công ăn việc làm ổn định trở lại. Các chế độ lương, thưởng, bảo hiểm xã hội đã trở lại bình thường. Trong thời gian qua, Vinashin đã bán được 5 chiếc tàu với giá khoảng 75 triệu USD. Trong giai đoạn từ nay đến cuối năm, Tập đoàn này dự kiến sẽ bán thêm 35 chiếc nữa với tổng trị giá khoảng 160 triệu USD. 

Cũng trong cuộc trao đổi chiều nay, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinashin Nguyễn Hồng Trường cũng đã lên tiếng đính chính lại số liệu khoản vay mà Tập đoàn đề nghị với Chính phủ để trả nợ cho Ngân hàng Natixis (Pháp). 

Theo ông Trường, Vinashin trước đây từng vay của Ngân hàng Natixis TP HCM 25 triệu USD để đóng tàu dầu tại Dung Quất với hạn trả nợ là 13/7/2010. Sau đó, do khó khăn về tài chính, Vinashin có đàm phán với đối tác để chậm trả 2 tháng (đến ngày 13/9). Tuy nhiên, đến thời hạn này, Tập đoàn vẫn chưa có khả năng thanh toán toàn bộ số nợ, phải tiếp tục đàm phán xin giãn và được yêu cầu trả trước một phần (khoảng 3 triệu USD). 

“Năm 2009, Chính phủ có cho Vinashin vay lại 300 triệu USD từ nguồn trái phiếu quốc tế để phát triển sản xuất. Số tiền này hiện còn lại khoảng 15 triệu USD và Tập đoàn có đề nghị được vay lại 3 triệu USD trong số này để trả nợ Natixis. Hoàn toàn không có chuyện Vinashin vay thêm 300 triệu USD để trả nợ”, ông Trường giải thích. 

Về các dự án đóng tàu của Vinashin, đại diện Tập đoàn cho biết hiện có một số đối tác đến từ Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… quan tâm, muốn đầu tư do nhận thấy tiềm năng của ngành này tại Việt Nam. Tuy nhiên, Vinashin hiện chưa nhận được bất cứ một đề nghị chính thức nào bằng văn bản của các đối tác này. 

Nhật Minh




Những con số khác biệt:

Vinashin trả nợ 3 triệu USD, không phải 300 triệu

30/09/2010 21:37:59 

- Trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều nay (30/9), ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT Vinashin khẳng định, số tiền mà Vinashin vay để trả nợ ngân hàng Natixis (Pháp) là 3 triệu USD chứ không phải là 300 triệu USD.

Vinashin - từng được ví là cánh chim đầu đàn trong ngành đóng tàu. Ảnh: TTXVN.

Trước đó, Vinashin đã vay ngân hàng Natixis 25 triệu USD để đóng tàu 5 triệu tấn ở Dung Quất, hạn trả là ngày 13/07/2010. Tuy nhiên, sau đó do nhận thấy tình hình tài chính khó khăn nên Vinashin đã đàm phán trả chậm lại 2 tháng (đến ngày 13/9). Tuy nhiên, đến thời hạn này, Tập đoàn tiếp tục đàm phán xin giãn và được yêu cầu trả trước một phần, khoảng 3 triệu USD. 

“Năm 2009, Chính phủ có cho Vinashin vay lại 300 triệu USD từ nguồn trái phiếu quốc tế để phát triển sản xuất. Số tiền này hiện còn lại khoảng 15 triệu USD và Tập đoàn có đề nghị được vay lại 3 triệu USD trong số này để trả nợ Natixis. Hoàn toàn không có chuyện Vinashin vay thêm 300 triệu USD để trả nợ”, ông Trường giải thích. 

Liên quan đến tái cơ cấu Vinashin, ông Trường nhấn mạnh, hiện Vinashin đang thực hiện sắp xếp lại nhà máy đóng tàu trên cả nước. Thị trường đóng tàu VN rất tiềm năng. Nhiều đối tác nước ngoài như Nhật Bản, Đài Loan đang đặt vấn đề xin liên doanh hoặc mua lại nhà máy đóng tàu VN. Tuy nhiên, họ mới đi khảo sát, chứ chưa có văn bản chính thức nào là góp vốn hay mua lại. 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định: “Vinashin có vay thì có trả, chứ không cấp không. Hiện Vinashin đã bán được 5 tàu với số tiền thu được là 75 triệu USD. Từ nay đến cuối năm, sẽ bán tiếp 35 chiếc, dự tính thu gần 160 triệu USD. Vinashin cũng đã tạo được công ăn việc làm ổn định cho 70 nghìn công nhân của mình”. 

Ông Phúc cho biết thêm, cũng như những tập đoàn lớn của Mỹ hay Hàn Quốc, trong nên kinh tế thị trường, nhất là giai đoạn khủng hoảng thì đổ bể là bình thường. Việc Vinashin vỡ nợ không nên quy kết là tập đoàn kinh tế nhà nước làm ăn kém hiệu quả hay phủ nhận vai trò của tập đoàn kinh tế nhà nước. 

“Thời gian qua, cơ quan chức năng đã xử lý tổng cộng 6 cán bộ lãnh đạo của Vinashin có dấu hiệu vi phạm và cố ý làm trái. Chính phủ và Bộ GTVT đang tiếp tục bổ sung cán bộ giỏi vào tập đoàn. Danh sách cụ thể sẽ được công bố vào sáng ngày mai (1/10)”, Bộ trưởng Phúc nhấn mạnh. 

N. Yến




Thành tích của bọn phá hoại mang thẻ Đảng:

Dự án thép 9,8 tỷ USD tìm nhà đầu tư thay thế 

UBND tỉnh Ninh Thuận vừa đề nghị Bộ Công Thương giới thiệu nhà đầu tư mới cho Dự án Khu liên hợp thép Cà Ná với tổng số vốn lên đến 9,8 tỷ USD. Lý do là hai năm sau ngày động thổ, dự án này vẫn “án binh bất động”. 

Trong văn bản gửi Bộ Công Thương, UBND tình Ninh Thuận cho biết, mặc dù được động thổ vào ngày 23/11/2008, nhưng đến nay chủ đầu tư liên doanh Lion-Vinashin chỉ hoàn thành công tác rà phá bom mìn chứ không triển khai xây dựng dự án theo tiến độ cam kết. Hiện tại, nhà đầu tư không có năng lực tài chính, thiếu năng lực và kinh nghiệm sản xuất trong lĩnh vực thép, thiếu quyết tâm trong triển khai dự án. 

Theo nguồn tin từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư, dự án thép Cà Ná (Ninh Thuận) là một trong các dự án tỷ đô mà Bộ này đang nhắm đến để hoàn thiện thủ tục rút giấy phép do không đủ năng lực tài chính và chậm tiến độ cam kết. 

Cũng theo UBND tỉnh Ninh Thuận, tuy đã có đầy đủ điều kiện để rút giấy phép đầu tư từ liên doanh Lion-Vinashin, nhưng chủ trương của tỉnh là vẫn tiếp xúc, tìm kiếm một số tập đoàn lớn của nước ngoài có tiềm năng để thay thế. Cho đến nay, những nỗ lực này vẫn chưa có kết quả. 

Trà Phương




Từ một "chủ thuyết giả" đã tạo ra muôn vàn thứ giả trong xã hội CSVN:

Phó chủ tịch UBND phường sử dụng bằng Đại học giả

30/09/2010 21:04:05 

- Ngày 30/9, ông Võ Văn Thanh (SN 1965, hiện đang là Phó Chủ tịch phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) bị tố cáo sử dụng bằng đại học giả.

Theo tìm hiểu, ông Thanh có bằng ĐH Cử nhân kinh tế với số hiệu A0 137956 do Đại học Kinh tế TP.HCM cấp ngày 20/9/2009. Trong lý lịch trích ngang, ông Thanh cũng khai: Đã tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh hệ từ xa của trường ĐH kinh tế TP.HCM loại khá. 


Bản sao bằng Đại học của ông Thanh 

Tuy nhiên, theo trường ĐH Kinh tế TP.HCM thì ông Võ Văn Thanh không phải là sinh viên của trường và cũng không có tên trong danh sách cấp bằng lưu trữ tại trường.

Điều đó kết luận bằng của ông Thanh là bằng giả. 


Công văn khẳng định ông Thanh không có tên trong danh sách cấp bằng lưu trữ của trường Đại học Kinh tế TP.HCM 

Được biết, ngoài việc sử dụng bằng giả, ông Thanh còn bị Ban giám hiệu trường Cao đẳng Nghề Hoàng Diệu (Đà Nẵng) kiện ra tòa vì đã cùng vợ là bà Phan Thị Lý (nguyên là Chủ tịch HĐQT trường) giả mạo chử ký của một số thành viên trong HĐQT tạo ra các văn bản giả để trục lợi.

Sông Tranh




Vụ lừa đảo tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tân Bình: 

Bắt tạm giam nguyên phó giám đốc Phạm Việt Văn 

TT - Chiều 29-9, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP.HCM đã khởi tố, bắt tạm giam Đặng Thị Duyên Nghĩa, Phạm Duy Soạn để điều tra về hành vi vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Ngoài ra, PC46 cũng thực hiện việc thay đổi biện pháp ngăn chặn, bắt giam bị can Phạm Việt Văn - nguyên phó giám đốc chi nhánh ngân hàng này. 

Đặng Thị Duyên Nghĩa là trưởng phòng tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tân Bình, gọi tắt là Ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh Tân Bình, còn Phạm Duy Soạn là nguyên giám đốc Công ty TNHH Trường Phát Đạt, TP.HCM. 

Đầu tháng 4-2010, PC46 đã khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Tám (giám đốc chi nhánh) cùng Đỗ Giao Toàn (phó phòng tín dụng, con rể của Nguyễn Tám), khởi tố cho tại ngoại đối với Phạm Việt Văn cùng về hành vi vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Trần Huỳnh Nghĩa (giám đốc Công ty TNHH Cát Phương Nam) - một đối tác làm ăn thân thiết của Nguyễn Tám - bị bắt về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Riêng Nguyễn Thị Phương Hoa - phó giám đốc Công ty TNHH Cát Phương Nam - bị khởi tố, có lệnh bắt giam nhưng bỏ trốn, hiện đang bị truy nã. 

Theo PC46, trong khoảng thời gian dài các bị can đã làm giả các loại hồ sơ, hợp đồng của nhiều công ty, trong đó có Công ty Cát Phương Nam, Trường Phát Đạt để vay của Ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh Tân Bình hơn 160 tỉ đồng, qua đó chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng. 

GIA MINH




Nguyên tổng giám đốc Jetstar Pacific được tại ngoại

30/09/2010 21:37:34 

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã cho phép ông Lương Hoài Nam (47 tuổi, trú phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM), nguyên tổng giám đốc hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines (JPA) được tại ngoại, nhưng cấm đi khỏi nơi cư trú.

Ông Lương Hoài Nam. Ảnh: VNN 

Ông Nam trước đây đã bị khởi tố, bắt tạm giam trong vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại công ty cổ phần hàng không JPA. 

Đến nay, do cơ quan điều tra thấy không cần thiết phải tiếp tục áp dụng biện pháp giam giữ đối với ông Nam nên quyết định cho ông tại ngoại. 



Được biết, cơ quan chức năng xác định, từ khi JPA thành lập (năm 1991) đến năm 2008 thua lỗ 546 tỉ đồng; tính đến 31/12/2008, lỗ lũy kế là 1.137 tỉ đồng và vốn chủ sở hữu bị âm 121 tỉ đồng; không tuân thủ các nguyên tắc tài chính theo quy định của pháp luật. 

Tuy nhiên, công ty này vẫn trả lương cho ban lãnh đạo rất cao, trong đó lương của ông Nam lên tới 2,2 tỉ đồng/ năm. 

Trước đó, kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị làm rõ trách nhiệm của Hội đồng quản trị, trách nhiệm cá nhân lãnh đạo JPA có liên quan. 

Đặc biệt, việc quản lý thực hiện nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro xăng dầu không tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc và không báo cáo hội đồng quản trị, khiến công ty này lỗ hơn 31 triệu USD (từ tháng 7/2008 đến tháng 5/2009). 





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét