4/11/11

Định nghĩa từ “Nhân dân” và một bài luận văn của học trò

Thằng Cuội, Cao bằng
Cô giáo: Các em hãy triển khai một đoạn chính bài luận văn của Đại tá Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang đăng trên báo QĐND ngày 23/10/11:
“Lời nói đầu của bản Hiến pháp Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (do Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 9-11-1946)đã xác định rõ danh từ “nhân dân” là những người dân “đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hòa.”
Nếu cấn thiết, các em có thể hỏi bố mẹ.
Dưới đây là bài luận văn của một trò được điểm 10:
- Em không đọc Hiến pháp nên không biết từ “Nhân dân” được định nghĩa như thế nào. Tuy nhiên theo em, câu nói trên có 3 vế: “đã giành lại chủ quyền cho đất nước”, “tự do cho nhân dân”, “lập ra nền dân chủ cộng hòa”.
Nếu nhân dân phải hội đủ cả 3 vé thì hiện nay “Nhân dân” là không còn ai cả. Vé “tự do cho nhân dân” chưa có ai làm được vì dân vẫn còn phải nhập hộ khẩu.
Nếu “Nhân dân” chỉ cần một hoặc hai vé “đã giành lại chủ quyền cho đất nước”, “lập ra nền dân chủ cộng hòa” thì hiện nay chỉ còn lại rất ít người gọi là lão thành cách mạng. Trong số đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Như vậy “Nhân dân” của nước ta đã trên 80/90/100 tuổi và quá già cả rồi.
Gia đình em thì khỏi nói, không thể nào lọt vào “Nhân dân” được. Một vé còn không có nói gì tới hai, ba.
- Em hỏi bố, bố em nói: Thằng này láo. Hiến pháp 46 đâu có chỗ nào định nghĩa như thế. Nó phịa ra đấy. Nó nghe lịnh ai để loại hết mọi người ra khỏi “Nhân dân” thì bảo.
Cô giáo cho điểm 10 với lời phê: Gia đình cô cũng như gia đình em. Nếu định nghĩa từ “Nhân dân” như thế thì phải xuống mồ lôi các cụ dậy.”
Thằng Cuội, Cao Bằng
02/11/2011
http://www.tudoimoi.org/Tieude_chuyennhudua.php

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét