6/3/12

Phản hồi cho “Nhất Linh nhà văn và Nguyễn Tường Tam nhà chính trị

      
  
  hànhânnguyển says:
  1. Một Bácsỉ miền Nam,trong một tờ báo xuân năm nào, đả thử định bệnh cho vua Quang Trung,căn cứ vào sự đột tử của vị vua trẻ. Chỉ là một bài viết có tính giả thiết,giả thử…chưa hẳn là đúng.Bênh nhân trước mắt chưa hẳn Bác sỉ đả định bệnh đúng chớ đừng nói đả chết rồi. Trường hợp Nhấtlinh (và cả 3 ông kia củng vậy),chỉ là bới bèo ra bọ, đem giả thiết làm như thật để với mục đích hạ uy tín của người có chút danh tiếng,để đạt mục đích.Mục đích gì? Lịch sử vẩn là lịch sử…nhửng chuyện “bên lề” kiểu thầy bói rờ mu rùa mà coi là lịch sử quan yếu thì thiếu gì chuyện thị phi để viết. Lịch sử viết chân phương,có thì có ,không thì vẩn không .Không có giả định,không có giả thiết,không có đoán mò ,không thêm bớt. Nhất Linh
    theo sự giải phẩu tử thi khám nghiệm thới đó,chỉ bị vết chai gan vì có lẻ do rươụ gây ra.vậy là hết. Còn bệnh thần kinh bệnh này bệnh nọ ai chứng minh ,ai biết? Là nhà văn nếu ông ôm Lan vào giường ngủ,suýt chết thì củng như Lý Bạch ôm Trăng mà chết hay Tản Đà đào nền nhà trồng rau sắng….Đó là cái ngông,cái”tật” của kẻ văn chương…Còn nói NL có lần đứng trước cửa nhà đem giấy tờ ra cho mọi người là chỉ che mắt chính quyền hiện tại .Cháu Ông có lần viết vui là “sao bác khôn thế không thấy bác phân phát tiền mà chỉ là giấy vun thôi !” Không thể vì đó mà nói ông Nhất Linh bi trục trặc giây thần kinh được.
    Có người nói NL là nhà văn ,thuần túy là nhà văn cách mạng ,nghỉa là ông chỉ muốn xả hội này hoàn hảo,tốt đẹp đổi mới ,luôn luôn đổi mới. Làm cách mạng củng chỉ là một hoạt đông đầy tính cáchmơ mọng như nhân vật Dủng của Ông . Ông là người “đa bất mản hoài” không có gì làm cho ông hài lòng ,ngay chính ban thân ông. Cuốn “ĐoạnTuyệt” hay văn phẩm của Ông củng đả có lần ông sổ toet.Nếu Ông viết lại,ông sẻ viết HAY hơn…
    Còn nói tại sao miềnnam đưa TLVĐ vào chương trình học,mà thật ra chỉ có Nhấlinh,Kháihưng, với 2 tác phẩm đả phá phong tục hủ lâu,nêu cao tự do cá nhân giải phóng phụ nử với lối viết văn trong sáng,gọn gàng mà nhửng nhà văn trong TLVĐ đả đạt được và phát huy trong tiếng Viết mà ngày nay chúng ta vẩn tiếp tục. Không lẻ học “làm đỉ ” ,”lục sì”….của vủtrongphụng,cô giáoMinh (NCHoan) hoà hợp hoà giải với phong kiến, hay “tắtđèn” dể đấu tranh giai cấp ? Tuy nhiên nhửng nhà văn trên ,ngay cả Ntuân ,vẩn đưọc in bán tạimiền nam.Ntuân cảm động khi vào nhà sách Khaitri thấy cuốn VBMT in trên giấytốt bìadày và trang trọng trong tủ kính. Miền Nam không CS,nhưng không độc tái độc đoán cấm in lại xuất bản nhửng sách thời tiền chiến. Hơn nửa hoàn cảnh VN bấy giờ với nhà văn bên này bên kia sông BH củng khá tế nhị. Đây củng là một điểm đáng ghi .
    Còn nói nhửng nhà văn đó văn tài hơn Nhất Linh thì xin lổi,nên coi lại.
    tác giả nhắc mainguyệt (tchya)trên báo Tựdo và nói ông ta là nhà văn rất sâu sắc trong mục “nói hay đừng” trên báo này,nhưng như vậy chứng minh được gì ? Mainguyệt chỉ phụ trách thới gian ngắn rồi tới Nguyểnhoạt,chứng minh lời Lê ta không sai ?… Vả lại sao lại phê bình về nhửng cái lặt vặt thuôc về quảng cáo mà không hiều là tờ báo có nhiều bài hay ,giá trị,tiều thuyết truyện ngắn hơn nhửng tờ báo khác ?
    Kếtluận là không thể hạ nhửng nhà văn đả thành danh bàng nhửng bài báo vu khống ,bằng nhửng chứng cớ không thực (mang tính giả thiết). Nhất là nhửng bài bào định bệnh cho các nhà văn của các ông Đốc tờ dở hơi. Đọc cho biết vậy thôi…không nên lấy đó làm cột móc để phê bình người khác,khi không có chứng minh cụ thể. Một vài caí mụt trên người không thể kết luân là bệnh hoa liểu,sida.Một vài triêu chứng khác lạ không thể bảo người ta điên…
    “Có nói có,không nói không “…ông Lục đừng lục tung rác rưởi rồi “quăng “cho nhửng người ông muốn hạ bệ theo chỉ thi …
  2. NGÀN KHƠI says:
    VĂN NGHỆ VÀ CHÍNH TRỊ
    Nhóm Tự Lực Văn Đoàn, Nhóm Nam Phong Tạp Chí, Nhóm Nguyễn Văn Vĩnh v.v… đều là những nhóm văn học nghệ thuật, nhóm văn hóa học thuật của Việt Nam thời tiền chiến, tức trước giai đoạn Cách mạng tháng 8 mùa thu năm 1945, trước cuộc chiến tranh toàn diện kéo dài suốt 40 năm sau này. Nói cụ thể, thời đó là thời còn nền đô hộ Pháp, còn nền quân chủ Nam triều. Nói khác đi, sau các cuộc vận động chống thực dân Pháp cuối cùng của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh khởi xướng, sau cuộc nổi dậy lần chót của Nguyễn Thái Học thất bại, tình hình chế độ thực dân ngự trị từ Nam ra Bắc tức thời kỳ của các hoạt động văn học nghệ thuật nói trên. Tính chất chung của thời kỳ này cơ bản là không nói tới, ít nói tới chính trị, có tính phi chính trị hay không mang tính chất thời sự chính trị. Nó chỉ thuần túy về văn hóa xã hội cùng văn học nghệ thuật như trên kia đã thấy. Tính chất của nhà văn Nhất Linh nói chung trong giai đoạn đầu chính là ý nghĩa như thế. Cái lổ trống về chính trị của xã hội khi đó được lấp đầy hay được thế bằng các hoạt động thuần túy hay chủ yếu là văn chương, văn nghệ, là văn học nghệ thuật hay học thuật là như thế. Sau Cách mạng tháng 8, vùng được gọi là chiến khu, là Việt Minh, là Kháng chiến, ý nghĩa chính trị lại gần như bao trùm và phổ biến, cái cốt lõi của chính trị đó là chính trị cách mạng xã hội hoặc công khai hoặc tiềm ẩn theo hướng mác xít. Ngược lại với vùng Kháng chiến hay vùng “Cụ Hồ” chính là vùng Bảo Đại, vùng Pháp chiếm, hay vùng không phải Việt Minh. Văn hóa, văn nghệ, học thuật, văn học ở đây đại để vẫn tiếp tục theo hướng cũ, tức văn học nghệ thuật thời tiền chiến như trên vừa nói và ai cũng biết. Thế nhưng sau hiệp định 1954, khi trận chiến Điện Biên Phủ kết thúc, miền Bắc hăng hái tiến lên xã hội chủ nghĩa và chiếu cố thống nhất miền Nam, còn miền Nam xây dựng chế độ Cộng hòa, chính thế Quốc gia thuần túy, mà miền Bắc vẫn tuyên truyền là Mỹ Ngụy. Nói như vậy là nói về chính trị theo hướng lịch sử cụ thể, khach quan. Còn nói về chính trị theo hướng văn văn học nghệ thuật, thì miền Bắc hoàn toàn thống nhất trong ý hệ mác xít, ý hệ vô sản. Trái lại miền Nam theo ý hệ tự do, không mác xít, tư sản mà miền Bắc gọi là văn học nghệ thuật tư sản hay nói theo cách tuyên truyền xuyên tạc là văn học nghệ thuật Mỹ ngụy. Nhất Linh khi ấy thuộc về miền Nam, là chế độ chính trị không cộng sản của ông Ngô Đình Diệm, Nhất Linh vừa kế tục khuynh hướng văn nghệ tiền chiến, kiểu văn học nghệ thuật theo hướng Tự lực văn đoàn, và đồng thời hoạt động chống ông Diệm nổi bật nhất là tham gia đảo chánh ông Diệm. Song điều mới nhất chính là hoạt động văn học nghệ thuât của nhóm văn nghệ sĩ từ miền Bắc di cư vào Nam sau 54, như nhóm tạp chí Sáng Tạo, nhóm tạp chí Thế kỷ hai mươi v.v… đặc biệt nhất nhóm học thuật và khoa học của các trí thức đào tạo nước ngoài quay về miền Nam mà nổi bật nhất là Tạp chí Đại học ở Huế, tạp chí Quê hương … thiên về chính trị học thuật và khuynh hướng tư tưởng tự do không mác xít, phi cộng sản. Tất nhiên về sau tại miền Nam còn xuất hiện các tờ báo, các nhóm khuynh tả hay thân cộng thật sự như tờ Lập trường ở Huế, một vài tạp chí hay tờ báo nhỏ khác, một vài cá nhân hay đoàn thể hoặc nhóm lẻ tẻ khác v.v… kể từ sau đảo chánh thành công ông Diêm 1963. Nhưng nói chung lại, văn nghệ chính trị tại Việt Nam sau khi đất nước chia cắt có hai khuynh hướng hay hai định hướng cốt yếu. Văn nghệ học thuật miền Bắc hoàn toàn là văn nghệ học thuật mác xít, của khối Xã hội chủ nghĩa. Còn văn học nghệ thuật là hoàn toàn tư tưởng tự do, phi mác xít, hướng ra thế giới, hướng theo học thuật khách quan mà miền Bắc gọi là ý hệ tư sản. Sau năm 1975, tất nhiên chỉ có khuynh hướng chính trị chính thức là khuynh hướng chính trị nhà nước, ban đầu hay giai đoạn đầu là tập trung “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH” do ông Lê Duẩn chủ đạo, xướng xuất. Đến khi khối Liên xô và Đông Âu sụp đổ, Việt Nam cũng bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ hội nhập, thời kỳ kinh tế nhiều thành phần, và bây giờ văn học nghệ thuật cũng tương đối có tự theo khuynh hướng tự nhiên trong xã hội. Nhưng theo định hướng chính thức của các trường nhà nước từ trung học đến đại học, đến các Viện nghiên cứu chính thức, các báo chí chính thức thì vẫn là kinh tế thị trường, hội nhập thế giới, nhưng lại “theo định hướng XHCN”, mà thực chất vẫn chỉ là ý thức hệ Mác Lênin hay tư tưởng mác xít. Nhà văn Nhất Linh là nhà văn học nghệ thuật, nhà văn hóa theo khuynh hướng tự do, phi mác xít, nhưng ông đã tham gia đảo chính chế độ không cộng sản của ông Diệm, thất bại, ông đã chọn sự tự tử. Đây có lẽ theo ông là thái độ tích cực. Song nhìn vào đó phần lớn những người khác đều cho là thái độ không thích đáng và tiêu cực. Ví thử ông Nhất Linh đã không tự tử, có nghĩa giả định ông vẫn sống mãi tới giờ, thì tại thời điểm này, cũng khó biết được phản ứng của ông trước xã hội ra sao và hành động của ông sẽ theo hướng ra sao.
    Non Ngàn Võ Hưng Thanh

  3. (05/3/12)
  4. BaWa says:
    TrươngPhi khá lắm, đáng khen
    Khui ra Lục ”trạng”, một con chiên tồi!
    Tuynhiên, cũng khá muộn rồi
    Trên đàn nầy vốn đã biết ”chồn” từ xưa!!!
    Con nhà ”chuá” lừa…
  5. Trương Phi says:
    Qua những gì mà ông Lục đã viết, tôi thấy ông ấy cố gắng chứng minh số ý sau:
    - Về lịch sử: chế độ Ngô đình Diệm là được lòng dân nhất. Nguyễn tường Tam chống lại chế độ là sai.
    - Về cá nhân Nguyễn tường Tam: tự tử chết là bị trầm cảm nặng.
    - Về văn học: Trong TLVD Khái Hưng ở trên Nhất Linh, ngoài TLVD thì Vũ trọng Phụng, Nam Cao…tất cả đều ở trên Nhất Linh.
    Tóm lại những gì mà bao nhiêu thế hệ học sinh miền nam được dạy trong nhà trường PT theo ông Lục đều SAI !! Đó là tất cả nhựng gì ông Lục muốn nói (ông gọi là khoảng tối của Nhất Linh Nguyễn tường Tam). Viết xong bài này chắc là ông cảm thấy mình cao thêm, cao hơn cả Nhất Linh một bậc đấy! Cảm phục.
  6. quynh phan says:
    Một bài viết hay của tác giả Nguyễn Văn Lục với những chi tiết đặc sắc và những dẫn chứng rạch ròi, đáng tin cậy về nhà văn Nhất Linh.
  7. Thai Duong says:
    Có thể nói Nhất Linh Nguyễn Tường Tam là một nhà văn lớn nhưng sinh nhầm thế kỷ. Chuyện ông Trương bảo Sơn kể về việc ngăn chặn phát hành tờ VHNN không phải là không có lý do. Ông Diệm và ông Nhu không dám đụng dến ông NL tuy nhiên không muốn ông NL gây ảnh hưởng lớn. Trước năm 1960 tôi tình cờ sống chung nhà với một ông công an tại ty CA Dalat. Nhiều hôm tôi thấy ông ta đi rất sớm từ 3, 4 giờ sáng, tôi hỏi thì ông ta nói đi theo rõi “thằng Tam”. Vì ông ta rất ít học cho nên tôi biết ông ta không biết đó là ông NL. Thế đủ biết ông NL bị theo rõi rất chặt chẽ và rất cô đơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét