6/3/12

Phản hồi cho “Nhất Linh nhà văn và Nguyễn Tường Tam nhà chính trị 2

1. Dao Cong Khai says:
04/03/2012 at 14:49
Bởi vì sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, quân Tàu được giao nhiệm vụ vào Bắc Việt để tiếp thu vũ khí quân đội Nhật. Tàu lúc đó là Quốc Dân Đảng Tàu của Tưởng Giới Thạch còn cai trị ở Hoa Lục, nên VNQDĐ rất thuận lợi ra nắm chính quyền. Thế nhưng Hồ Chí Minh đã quyên tiền và vàng của dân đút lót cho tướng Tàu nên quân Tưởng Giới Thạch nó ưu tiên cho HCM và đảng CS hoạt động luôn. Trước đó HCM kéo quân trong chiến khu Bắc Sơn ra chiếm khắp miền Bắc rồi. Khi quân Pháp quay trở lại miền Bắc thì Việt Minh và Pháp chưa đánh nhau, chúng ký Hiệp Định Sơ Bộ với Hồ Chí Minh và đồng ý thành lập Chính Phủ Liên Hiệp, bao gồm các đảng phái QG và CS; trong khi đó Việt Minh rút quân vào chiến khu. Trong Chính Phủ Liên Hiệp đó Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch, Nhất Linh là bộ trưởng ngoại giao, Võ Nguyên Giáp là bộ trưởng quốc phòng, bộ nội vụ do một nhân vật nữa của CSVN nắm.
Trong thời gian Liên Hiệp này thì VC rình mò thủ tiêu các lãnh tụ chính trị QG, và các đảng phái QG. Nhà văn Khái Hưng, Phạm Quỳnh, ông Ngô Đình Khôi (anh của TT Diệm) … và vô số người khác, kể cả giáo chủ Huỳnh Phú Sổ của Hoà Hảo bị VM thủ tiêu trong giai đoạn này. Kế tiếp là QG phải tự vệ và tạo ra một giai đoạn khủng bố giữa 2 phe Quốc Cộng.
Giai đoạn đó là Quốc Cộng Liên Hiệp, và chính phủ Liên Hiệp chẳng làm được gì cho QG cả, và cho tới một lần Nhất Linh được cử sang Pháp họp thì ông ta cũng trốn luôn ở đó, sợ Việt Minh thủ tiêu và không dám về nữa. Chính phủ Liên Hiệp cũng dẹp luôn. Hồi đó Pháp cũng đưa vua Duy Tân về nước để thành lập chính phủ VN, nhưng về tới Ấn Độ thì máy bay chở vua vị nổ và ông ta chết tại đó. Sau này Pháp mời HCM sang Pháp họp để thành lập chính phủ QGVN, trong đó Bảo Đại làm quốc trưởng và thành lập Quốc Gia VN năm 1948. HCM thấy hắn không nắm được chức quốc trưởng, bèn bỏ họp về nước, hô hào TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN, và CS thực sự đánh nhau với QG từ lúc đó. Ngay khi QGVN được Bảo Đại thành lập là nội chiến của VN khởi sự lúc đó. Hồi đó thì QGVN là một quốc gia “độc lập” trong khối Liên Hiệp Pháp, nhưng đó mới chỉ là thời kỳ nối tiếp, chưa thể độc lập thực sự như tới thời TT Diệm. Dưới thời Bảo Đại, quân đội Pháp có quyền trú đóng trên lãnh thổ VN và họ bảo vệ cho quân đội QGVN còn non trẻ. Tới sau năm 54 khi VNCH trở thành hoàn toàn độc lập thì Nhất Linh về sống ở miền Nam dưới chế độ TT Diệm, không rõ có chức vụ gì không.
Cần nói thêm là hồi năm 1946 Nhất Linh đã từng làm Bộ Trưởng Ngoại Giao của CHÍNH PHỦ LIÊN HIÊP Việt Nam rồi. Hồi đó QG và CS liên hiệp với nhau để thành lập chính phủ.
Người QG là những người VN không theo CS, ghê tởm HCM, chống Pháp nhưng vì không thể chống nổi Việt Minh (CS) nên phải theo Pháp để tránh khỏi sự khủng bố của Việt Minh. Cho đến lúc tình hình thuận lợi thì họ loại những kẻ tay sai Pháp trong hàng ngũ QG để giành độc lập. Ý thức dân tộc của người QG, trước nhất là chống cộng, sau đó mới chống ngoại bang. Triết lý rất nhân bản, không nặng đầu óc tổ quốc hẹp hòi kiểu phong kiến hay mập mờ giữa đất nước và thế giới đại đồng như phía VC. Lý do vì lịch sử cho thấy CS là nguy hiểm nhất, nguy hiểm hơn cả Thực Dân, Đế Quốc và Phong Kiến. Hiến Pháp Đệ II Cộng Hoà rất tiêu biểu cho tính chất đó; điều 1 của hiến pháp này là loại bỏ CS ra ngoài vòng pháp luật. Cần phải minh bạch như thế khi xác định vị trí chính trị của người QG đối với VC. Do đó sau này, thời TT Thiệu, VNCH thường có khẩu hiệu “không hoà hợp hoà giải, không trung lập, không LIÊN HIỆP” với CS.



o NGÀN KHƠI says:
03/03/2012 at 22:13
CÓ HƠI QUÁ BỐC
Tôi cũng là người Quảng Nam như ông Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, song tôi thấy nhà văn danh tiếng này nói một câu không chuẩn lắm : “Đời tôi để lịch sử xét xử, tôi không chịu để ai xét xử.” Nói như vậy là có hơi quá, có hơi sốc nỗi hay cương đại trong tư cách mình là nhà văn lớn. Bởi làm chính trị cũng giống như một cuộc cờ, được và thua, thua và được đều công minh, sòng phẳng nhau trước bàn dân thiên hạ, không dễ gì lấp lững, chẳng cần gì phải tự cãi chính trước lịch sử. Bởi tất cả đều đứng trong, đứng dưới, không ai đứng trên, đứng ngoài hay đứng trước lịch sử cả. Thế thì có gì phải thật sự bức xúc để nói lên như vậy, nói lên điều chẳng đáng nói, chẳng gì cần thiết cả. Được làm vua, thua là giặc. Câu đó người bình dân trong thiên hạ cũng đã biết rõ rồi. Cứ để lịch sử phán xét, không ai có thể tự phán xét hay kết luận gì về mình được. Bởi vì đó không phải việc của mình mà là việc của mọi người. Cứ có gan làm, có gan chịu. Có gan làm, có mục đích mình thấy tốt thấy cần như thế nào để để làm, vậy là đủ rồi. Mọi sự còn lại cứ để lịch sử và công luận hạ hồi phân giải. Sân khấu là của khán giả phê bình, chẳng phải là việc tự vẽ bùa đeo của diễn viên, bất cứ diễn viên nào hay thời nào, ở đâu cũng vậy. Vậy nên câu nói đời tôi để lịch sử xét xử, câu nói ấy là thừa. Lại nói tôi không chịu để ai xét xử, câu nói đó hoàn toàn vô lý. Làm sao không chịu được khi mình đã bị người ta bắt nhốt. Đó là cái quyền chí ít của kẻ mạnh hơn mình. Còn việc có đáng xét xử không, hay xử đúng sai thế nào lại là việc khác. Nên nói chung lại, tình huống cụ thể của nhà văn Nhất Linh như vậy là có hơi bốc. Có khi khôn ba năm nhưng chỉ chễnh mảng, bất cẩn một phút, một giây chính là như thế. Nhà văn làm chính trị cũng chỉ là chuyện thường, nếu nhà văn đó đặt chính trị cao hơn ý nghĩa, giá trị hay sứ mạng văn học. Nhà triết học, nhà tôn giáo làm chính trị cũng là thường, nếu khi nhà triết học, nhà tôn giáo lại đặt chính trị cao hơn triết học. Người thường thì chỉ thấy chính trị là tột đỉnh. Nhưng người có hiểu biết, sâu sắc, thường thì nấc thang giá trị cao thấp ở đời đối với họ chính là : đời thường (kinh tế, chính trị), nghệ thuật thẩm mỹ (hay văn hóa, trong đó có văn học, thi ca), khoa học (trong đó có kỹ thuật sáng tạo), cuối cùng là triết học và tôn giáo. Do đó người thật tài hay chân tài ở mức độ trên, đẳng cấp trên, không nên hành động ngược lại với ý nghĩa hay giá trị đẳng cấp thường hằng đó. Nhất Linh là nhà văn có chân tài, sự nghiệp này hữu ích hơn sự nghiệp chính trị của ông nhiều. Vì làm chính trị có thể thất bại hay thành công, song làm văn hóa nghệ thuật có tài năng, chỉ có thành công mà không có thất bại. Chính trị là môi trường hổn độn, người làm chính trị theo kiểu tầm thường hay thường tình chẳng có gì hay cả. Bởi thế những nhà khoa học chân tài, những nhà tư tường, triết học chân tài, những nhà tôn giáo có sứ mệnh thật sự, không nên dẫn thân hay dấn thân vào khu vực chính trị thường tình của bàn dân thiên hạ. Vì như vậy là tréo ngoe, là đảo lộn chân giá trị. Người tầm thường hay thủ đoạn kích động có thể chụp mũ họ là tháp ngà, là lý thuyết suông, để lôi kéo họ theo hướng tầm thường của mình, nhưng nếu họ tự đánh giá chân tài thật sự, họ không được quyền bỏ cái cao để theo cái thấp. Người xưa nói làm thầy thuộc tồi giết chết một vài người, làm chính trị tồi giết chết cả thế hệ, làm giáo dục tồi giết chết cả đất nước, còn làm văn hóa tư tưởng tồi, có thể giết chết cả muôn đời. Đấy sự khác biệt giữa chính trị thường nhật và nguyên lý cao cả là như thế. Nói có vẻ hơi nhiều, hơi lạm ngôn, nhưng cho thấy Nhất Linh quả thật vẫn có chỗ sốc nỗi và cảm xúc, thành ra đã hi sinh sự nghiệp nhà văn lý tưởng cho giấc mơ chính trị chưa chắc đã là thiết yếu. Từ hành động nông nỗi cũng đã dẫn đến lời nói nông nỗi như đã thấy. Tất nhiên nhắc lại như thế không nhằm chê trách ông, vì dù sao ông vẫn là người có chí khí, có tâm huyết, có ý thức, có nguyện vọng đối với xã hội, với đất nước. Chẳng qua chỉ là do ông không hoàn toàn tự chủ động được chính tình huống chung có liên quan tới bản thân riêng của mình mà thôi.
ĐẠI NGÀN



5. vungu says:
03/03/2012 at 09:28
Tự tử..tự vận..tự hủy hoại thân thể..v.v.. . Vậy hoàn cảnh nào ? cá nhân nào ? sau khi chết được ..người sống trong xả hội ** KÍNH PHỤC ** như : Cụ PHAN-THANH-GIẢN thuở xưa,như Năm Vị Tướng của Quân đội VNCH , Trung tá LONG trước trụ sở Quốc Hội Sàigon và hằng hà vô số nhửng người chiến sỉ oai hùng không chịu đầu hàng nhục nhã..khi tên Dương-Văn-Minh ra lệnh đầu hàng …!! . Có người tự tử để lại nhiều tiếng..!! .
Reply
o Dao Cong Khai says:
03/03/2012 at 14:23
Tôi là dân, tôi đã đọc nhiều sách vở và họ ca ngợi cả 3 trường hợp tự tử đó và coi những người đó là vĩ nhân của đất nước. Nhưng tôi thấy trong 3 trường hợp you vừa kể trên, tôi chỉ thấy cái chết tự sát của Trung Tá Long là có ý nghĩa nhất. Lý do là vì ông ta phục vụ cho một chế độ tự do dân chủ và chiến đấu để bảo vệ tự do hạnh phúc của nhân dân miền Nam, ông ta phải tự tử vì đúng là ông ta phải đối diện với đường cùng. Ông ta biết nếu VC nó đến thì ông ta cũng sẽ bị giết, hoặc ít nhất ông ta sẽ phải sống tủi nhục, nịnh bợ và nô lệ cho VC để tiếp tục sống còn. Cứ hỏi những sĩ quan VNCH trốn cải tạo và đi cải tạo trong tù VC thì you sẽ biết.
Trường hợp ông Phan Thanh Giản thì xứng đáng hơn Nhất Linh, nhưng Phan Thanh Giản thiệt thòi hơn Nhất Linh là ở chỗ ông ta bị xuất thân trong chế độ phong kiến VN, mà nói trắng ra thì chính chế độ phong kiến đó cũng còn tàn ác với dân VN hơn cả thực dân Pháp. Phan Thanh Giản tự tử là vì ông ta thấy nhục khi phải đi sứ sang Pháp xin chuộc 3 tỉnh Nam Kỳ cho triều đình Huế bị thất bại. Từ sự nhục nhã phát xuất từ lòng yêu nước nên ông ta tự tử. Trong khi Trung Tá Long tự tử vì yêu nước và vì không thể sống chung với VC.. Còn cái nhục của Phan Thanh Giản gây ra do triều đình Huế. Phải nói rằng trước khi ông ta đi sang Pháp làm chuyện đó thì đã cảm thấy nhục rồi. Triều đình Huế hủ lậu, phong kiến và bế quan toả cảng, không biết ngoại giao tốt đẹp với Pháp; bách hại người công giáo nên dẫn đến mất nước. Trong giai đoạn đó chỉ có hành động của nhóm Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Nguyễn Thái Học là xứng đáng cho hậu thế noi gương nhất. Những hành động ái quốc khác hầu hết đều quá lỗi thời. (Chế độ phong kiến VN hồi đó chiến đấu không phải để bảo vệ cho dân mà để bảo vệ cho hoàng tộc và vị trí cai trị, bóc lột dân của giai cấp nho sĩ lỗi thời).
Về Nhất Linh thì lịch sử đã phê phán ông ta rồi đó. “phê phán” bằng sự thắc mắc và im lặng không ý kiến để tìm hiểu những bí ẩn thêm chung quanh vụ tự tử đó. Nhưng có gì hơn ngoài những sự cổ võ ca ngợi và tuyên truyền của những người trong đảng VNQDĐ của ông ta. Lịch sử VNCH sau năm 63 đã nói lên thành quả của Nhất Linh trong việc chống “chế độ độc tài”, đó là thành quả của một chế độ quân phiệt và được lèo lái từ Washington. Tôi thấy chế độ TT Diệm không độc tài với dân hay PG, nhưng có độc tài với mấy ông đảng phái loại như Nhất Linh. Và tôi cũng thấy TT Diệm đã hành động đúng khi ông ta chọn dân để phục vụ chứ không chia quyền cho mấy ông đảng phái chuyên môn có đầu óc tranh giành ganh tị như họ đã phô bày sau khi TT Diệm và chế độ Đệ I Cộng Hoà bị họ lật đổ. Họ là những người QG chuyên chia rẽ và tranh giành quyền lợi, không còn xứng đáng là đàn em của anh hùng Nguyễn Thái Học trước kia nữa.
Trước khi Việt Minh chiếm được miền Bắc, mấy ông đảng phái quốc gia đó có uy tín với dân hơn là Hồ Chí Minh, nhưng chỉ tại họ chia rẽ chống phá lẫn nhau nên họ đã bị Việt Minh đánh đuổi họ phải chạy sang Tàu, và Việt Minh giành mất uy tín của QG trong nhiều nông thôn ở VN (gây khó khăn cho VNCH sau này, đọc hồi ký Nguyễn Tường Bách, em ruột của Nhất Linh sẽ thấy họ bị thua VM và chạy sang Tàu nhục nhã như thế nào). TT Diệm có trách nhiệm với dân miền Nam nên ông ta phải làm mọi cách để cản trở ý đồ tham quyền và gây xáo trộn QG của mấy ông đảng phái đó. Những gì mà đảng phái của Nhất Linh đã làm ở VN (và cả hải ngoại) từ sau năm 63 cho tới ngày nay, có bảo đảm được họ sẽ giúp VNCH tốt đẹp hơn nếu TT Diệm đồng ý chia cho họ những chức bộ trưởng, tỉnh trưởng thời Đệ Nhất Cộng Hoà không? Đảng Đại Việt còn đòi TT Diệm giao miền Trung cho họ toàn quyền cai trị; vì không được nên họ lập chiến khu Ba Tơ ở Quảng Ngãi  chống TT Diệm, sau 63 họ về SG bỏ chiến khu lại cho VC chiếm, thử hỏi quý vị điều đó có chính đáng không? Tới năm 1966, PG ngoài đó cũng ủng hộ Nguyễn Chánh Thi tách vùng I miền Trung ra khỏi VNCH để tự trị. Người QG với nhau mà còn chia rẽ như vậy thì làm sao ông Diệm dám tản quyền cho bọn phản dân hại nước và làm lợi cho CS như thế? Ông Diệm có trách nhiệm chịu 2 chữ độc tài đó đối với đám đảng phái, nhưng ông ta phải hy sinh điều đó để hoàn thành trách nhiệm chính đáng hơn là bảo vệ người dân và chính nghĩa QG.
Ai cũng thích cách chống cộng “độc tài” tương tự như thế của ông Kỳ đối với những kẻ núp sau lưng tôn giáo để phá hoại an ninh đất nước hồi năm 1966, chỉ có người Mỹ họ không thích mà thôi. Và ông Kỳ cũng bị loại vì muốn Bắc Tiến, vì dám hành động thẳng tay như thế nên người Mỹ không ủng hộ ông ta nữa.
Tôi, hầu hết người dân không tin mấy ông đảng phái có khả năng ổn định được an ninh của VNCH như thời TT Diệm. Do đó cái chết của Nhất Linh là vô nghĩa. Ai dám nói trong đám tang rất lớn của Nhất Linh, biến thành một cuộc biểu tình chống TT Diệm mà trong đó không có cán bộ VC trong đó? Họ lật đổ TT Diệm để tiêu diệt hệ thống an ninh công an miền Trung rất hữu hiệu của Ngô Đình Cẩn; và đưa 2 người điều hành hệ thống đó là Ngô Đình Cẩn và Phan Quang Đông ra xử tử năm 63 ở khám Chí Hoà. Trong khi đó, họ thả tất cả VC trong tù ở Huế và miền trung nói chung ra cho chúng phá hoại an ninh VNCH. Và chính vì thế nên Đệ Nhị Cộng Hoà không bao giờ có an ninh trong thành phố như thời TT Diệm. VC được thả ra tụi nó trà trộn đầy trong Huế rồi thì làm sao mà yên ổn được? Cuộc đấu tranh của Nhất Linh chống TT Diệm, dẫn tới hậu quả sau 63 là giải tán công an miền Trung của VNCH và thả hết VC ra. Thử hỏi điều đó là công hay tội?
Reply
 ĐẠI NGÀN says:
04/03/2012 at 02:20
LUẬN SỬ
Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản … là ba trong những nhân vật lịch sử được biết đến như những người tuẩn tiết vì dân, vì nước. Đó là những tấm gương bất tử muôn đời không bất kỳ lý do nào có thể chê trách được. Việt Nam lúc đó có vua triều Nguyễn, do dầu tình hình xã hội thế nào chăng nữa, đang bị thực dân Pháp đe dọa chăng nữa, vua Nguyễn vẫn là hình ảnh của quốc gia, biểu tượng cho đất nước, linh hồn của dân tộc, chết vì vua theo quan điểm lúc đó là hoàn toàn hữu lý. Sau năm 1954, Việt Nam bị chia cắt làm hai. Miền Bắc là chế độ CS, miền Nam là chế độ không CS. Nguyên tắc của miền Bắc là chủ nghĩa quốc tế vô sản, chỉ có ý nghĩa chính là đấu tranh giai cấp, quốc tế cũng như quốc nội, không có tính cách quốc gia, ái quốc, dân tộc bị coi là quan điểm tư sản hay dân tộc hẹp hòi. Miền Bắc tuyên truyền miền Nam là Mỹ Diệm. Miền Nam ngược lại cho miền Bắc là tam vô. Miền Bắc chưởi rủa ông Ngô Dình Diệm là tay sai Mỹ. Miền Nam chưởi ông Hồ Chí Minh là tay sai Nga Tàu. Miền Bắc không công nhận các đảng phái miền Nam vì họ đều ghép chung vào các đảng phái tư sản. Miền Nam nhiều lắm là độc tài cá nhân của ông Diệm và những người thân cận ông Diện. Miền Bắc theo kiểu độc tài ý thức hệ, nguyên cả hệ thống xã hội, không còn các đảng phái khác ngoài đảng CS. Do đó miền Bắc không có hiện trạng chính trị chao đảo như trong miền Nam. Ở đây dân ngu bị tuyên truyền của hai bên thì không nói. Nhưng dân hiểu biết, trí thức, thì chỉ có ở miền Nam là có được tiếng nói theo cách này hay cách khác. Miền Bắc trái lại không thể có tiếng nói gì khác tiếng nói của nhà nước. Đó là trường hợp của vụ án Nhân Văn mà ai cũng rõ. Ở miền Nam trừ trường hợp của một số ít hay nhiều trí thức nói và nghĩ theo giọng điệu miền Bắc, thì ở miền Bắc không hề có hiện tượng mang tính cách quái dị đó. Trong bối cảnh như thế, Nhất Linh là người đầu tiên ở miền Nam thể hiện tinh thần chống ông Diệm công khai bằng chính trị theo cách không phải của miền Bắc. Còn mọi cán bộ CS hay của miền Bắc chống ông Diệm theo kiểu không phải của Nhất Linh thì chẳng có ý nghĩa gì đáng nói. Như vậy có nghĩa Nhất Linh đã độc lập tự tách mình ra khỏi bối cảnh chung đối đầu Bắc Nam giữa ông Hồ Chí Minh và ông Ngô Đình Diệm. Quan điểm chính trị của Nhất Linh có thể là quan điểm của Quốc dân đảng mà ông theo đuổi lúc đó. Nhưng về sau, các phong trào chống ông Diệm ở miền Nam hoặc là có màu sắc tôn giáo, hoặc là có màu sắc ủng hộ ông Hồ thì chẳng có gì đặc sắc để được bàn cãi cả. Vậy cái chính đáng hay không chính đáng của Nhất Linh khi chống ông Diệm quả thật cũng rất khó phân tích cho chính xác. Đương nhiên Nhất Linh không ủng hộ ông Hồ như những người khunh tả hay các cán bộ CS. Nhưng khi Nhất Linh chống ông Diệm cũng có nghĩa là làm lợi cho ông Hồ. Vậy thì Nhất Linh vì cá nhân hay vì đại cục, đó là điều đáng nói nhất. Có nghĩa Nhất Linh nghĩ rằng mình chống ông Diệm là để tạo điều kiện chống ông Hồ tốt hơn. Không bao giờ có ý nghĩa Nhất Linh chống ông Diệm vì ông Hồ như Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Trương Như Tảng v.v… cả. Có nghĩa phải chăng Nhất Linh quá tự cao, quá tự tin, nghĩ rằng mình hơn ông Diệm, nên giải pháp loại Diệm để loại Hồ trở nên như một điều mạo hiểm, ngông cuồng, phiêu lưu, hay bốc đồng thiếu suy xét, của chính bản thân và các đồng đội, đồng chí của Nhất Linh chăng ? Đó chính là tình trạng phân tán ý thức dân tộc, ý thức quốc gia, nếu không nói là sự phá sản, sự suy thoái của các ý thức đó, kể cả ý thức tôn quân chính đáng hay không chính đáng của nhân dân Việt Nam trong suốt thời kỳ dài 40 năm qua hai cuộc chiến tranh đầy phức tạp mọi chiều kích từ 1945 đến 1975 mà mọi người trong nước cũng như khắp nơi trên thế giới đều biết, chỉ trừ ra những loài quần chúng ù ù cạc cạc hoàn toàn bị động hoặc nạn nhân của mọi tình huống, hay những loại cán bộ chỉ thuần túy tuân hành mà không hề có chút chính kiến riêng và ai ai cũng rõ.
Non Ngàn Võ Hưng Thanh
(04/3/12)
Reply
 Dao Cong Khai says:
04/03/2012 at 13:32
Tôi hoàn toàn đồng ý với you. Thời VNCH thì tôi còn nhỏ, là học sinh thôi, nhưng vì thanh niên chúng tôi phải đối diện với chiến tranh và với thời sự chính trị nên cũng rất quan tâm đến chính trị hồi đó. Tôi không đối diện với xã hội thời TT Diệm chỉ biết qua gia đình và sách vở cùng những người thầy dạy của tôi họ luyến tiếc thời Đệ I Cộng Hoà thôi; họ cũng là phật tử, nhưng tôi thấy họ có cái tâm với đất nước và trung thực với học sinh, họ luyến tiếc TT Diệm. Khác hẳn với báo chí Mỹ, Tây Phương và sách báo của VNCH thời mấy ông “Cách Mạng” 63 vừa lên. Tôi còn nhớ cả 1 phong trào chống TT Diệm cực độ vẫn lan rộng sau 63, tiêu diệt hệ thống công an VNCH miền Trung, tấn công đốt phá cả những xứ đạo công giáo (ở Quảng Ngãi), đốt phá toà báo Xây Dựng và bao vây tấn công trường Nguyễn Bá Tòng (nay là trường Bùi Thị Xuân) hồi đó của Công Giáo. Cả một làn không khí sợ hãi của dân công giáo đối với chính quyền “Cách Mạng”. Từ chỗ đó họ lặng lẽ tổ chức lực lượng chuẩn bị chiến đấu (vì sắp sửa có chiến tranh tôn giáo), dân công giáo Hố Nai mang gậy gộc, dao búa kéo vào SG biểu dương lực lượng, giải vây cho trường Nguyễn Bá Tòng, cho tới thời ông Kỳ lên mới hết. Ông Kỳ và ông Hương cũng là phật tử nhưng người công giáo ủng hộ họ là vì họ thực sự là người chống cộng. Còn đám sinh viên chống TT Diệm thời Nhất Linh thì họ chống hết cả 2 ông đó và chống hết mọi nhân vật QG chống cộng (tôi nói sinh viên ám chỉ mấy phong trào được thành lập để chống TT Diệm chứ không ám chỉ tất cả SV tham gia biểu tình chống TT Diệm). Sau 75, mấy phong trào đó đã lòi mặt chuột, toàn là VC thứ thiệt.
Thời VNCH tôi cũng có tư tưởng ghét Đệ II Cộng Hoà giống như Nhất Linh chống TT Diệm vậy, nhưng vì còn nhỏ nên chưa có hành động gì thôi. Có thể lớn hơn tôi nghĩ khác, vì lúc đó tôi cũng ghét VNCH tham nhũng và theo Mỹ nên giảm sút đối kháng và tăng gia tư tưởng thân cộng hơn. Đó là sai lầm của tuổi trẻ VN, giới sinh viên học sinh như thôi, vì thế họ theo Nhất Linh và biến đám tang của Nhất Linh thành cuộc biểu tình lớn ở SG gây khó khăn về an ninh và chính trị cho VNCH. Tôi đỡ hơn Nhất Linh là vì tôi là đứa con nít và mới chỉ có tư tưởng chứ chưa gây hành động phương hại đến quốc gia dân tộc. Nhưng sau 75, gặp những đứa học sinh trong lớp nó ra mặt vỗ ngực nó là CS nằm vùng, huyên hoang chửi chế độ cũ và làm những chức vụ trong hội Liên Hiệp Thanh Niên ở trường thì tôi bắt đầu đặt lại con người chính trị của Nhất Linh. Ông ta dù sao lúc đó cũng đã có tên tuổi trong nền văn học VN rồi, đã lão thành trong chính trị rồi, tôi tin ông ta có chí khí và lý tưởng nhưng hành động sai lầm của ông ta (có thể chỉ vì đảng phái) đã kéo theo hàng triệu sinh viên học sinh chúng tôi vào con đường đối nghịch với chính quyền, tay sai cho VC và phá hoại an ninh QG, bắn sau lưng chiến sĩ, mở đường cho VC nhuộm đỏ VNCH.
Vấn đề là Nhất Linh có ý thức rằng đảng phái ông ta làm lợi cho CS hay không? QG dân tộc là quan trọng hay đảng phái là quan trọng. Bởi vì ông là nhà văn lớn nên trách nhiệm cũng lớn, phong trào chính trị thời Nhất Linh đó đã gây phân hoá trong guồng máy chính trị và xã hội VNCH và người QG với nhau cho đến ngày nay. Đó là sự nối tiếp tan rã của VNQDĐ trước năm 1954 ở miền Bắc khi họ đối diện với Việt Minh.



8. Dao Cong Khai says:
02/03/2012 at 17:17
Hồi năm đó đi thi Tú Tài 1, đề thi môn Việt Văn tôi còn nhớ là phải viết một bài essay giải thích sự khác biệt giữa tiểu thuyết lý tưởng và tiểu thuyết luận đề trong văn học VN, và cuốn đoạn tuyệt của Nhất linh là loại tiểu thuyết nào, tại sao? Ai cũng biết rõ, sau thời 63 thì Nhất Linh được lăng xê ở miền Nam dữ lắm.
Tuy nhiên Tự Lực Văn Đoàn nói chung và Nhất Linh nói riêng vẫn có chỗ đứng to lớn trong văn học VN. Nếu Nhất linh đừng dính vô chính trị vào lúc cuối đời thì chắc chắn hậu thế sẽ kính phục ông ta hơn.
“Đời tôi để cho lịch sử phê phán”. Cho đến nay đã gần nửa thế kỷ, mặc dù người ta vẫn còn thắc mắc nhiều về cái chết của Nhất Linh, nhưng có lẽ lịch sử đã đủ khả năng phê phán ông ta rồi. Lịch sử sau khi TT Diệm chết thì người dân miền Nam cũng có thể phê phán Nhất Linh từ lúc đó. Câu trả lời cho Nhất Linh thì có lẽ người ta có thể trả lời lâu rồi, sau năm 63 và sau 75; quá đủ để trả lời cho ông ta. Ở bên đó, ông ta cũng có dịp gặp thượng toạ Thích Thiện Minh sau đó, cái chết trong tù CS của thượng toạ Thích Thiện Minh cũng đủ trả lời cho ông ta rồi.
Tiếc cho Nhất Linh là ông ta dính vô chính trị nên uy tín của ông bị ảnh hưởng. Có nhiều người lại mang uy tín của Nhất Linh ra để phê phán chế độ Ngô Đình Diệm… Tôi nghĩ không chỉ riêng cá nhân Nhất Linh, cả đảng VNQD đảng cũng không thể so sánh với một chính thể chính trị Đệ I Cộng Hoà ở VN đâu. Quốc Dân Đảng thời Nguyễn Thái Học chỉ gây được tiếng vang, tạo khí thế cho các thệ hệ sau noi gương, nhưng họ chưa giành được độc lập cho dân tộc; thế nhưng Đệ Nhất Cộng Hoà đã làm được điều ước muốn đó của VNQDĐ. Do đó không thể nhắm mắt lý luận rằng vì Nhất Linh là một nhà văn giỏi, ông ta có uy tín nên những hành động chính trị của ông phải đáng tin cậy và không sai lầm. Tôi có thể nói nguyên cả cái đảng của ông ta phục vụ cũng chưa nhằm nhò gì với những gì Đệ Nhất Cộng Hoà đã mang lại cho người dân miền Nam (tôi không kể những đảng phái QG).

02/03/2012 at 09:19
Trích bài chủ…”Trong lịch sử, thật hiếm có hai cái chết như trường hợp HT Quảng Đức và NL trong một mục tiêu vừa tôn giáo, vừa chính trị. Cái chết cao trọng của nhà tu hành có gửi chung một sứ điệp của nhà chính trị không? …“.
Câu hỏi của tác giả Nguyễn Văn Lục cũng là khắc khoải, thắc mắc của rất nhiều người! Cái chết của HT Thích Quảng Đức thì đã rõ như ban ngày…
Đấy không phải là “tự thiêu” do chính ngài QĐ chủ động hiến thân vì “pháp nạn” (sic)…mà ngài BỊ THIÊU do những tên đạo tặc đội lốt tôn giáo giàn dựng cho một mưu đồ chính trị!
Thế còn cái chết của Nhất Linh?
T/g Nguyễn Văn Lục viết…”Nhưng một nhà chính trị chọn lựa tự tử phải chăng vì không còn chọn lựa nào khác? Nhà chính trị có thể tranh đấu bằng nhiều cách: bằng ngòi bút- bằng tham gia đảng phái- bằng mưu đồ tổ chức đảo chánh, lật đổ để chiếm chính quyền- hoặc ám sát thủ tiêu? Trong suốt 9 năm đệ nhất cộng hòa, dường như ông Nguyễn Tường Tam không sử dụng những phương tiện tranh đấu dân chủ như báo chí, dư luận, nghị trường hoặc dùng ngòi bút để tranh đấu?”
Thắc mắc trên đây của tác giả tự nó đã có câu trả lời với những dòng tiếp theo:…”Cách sử dụng mà người ta được biết rõ là ông tham gia vào âm mưu lật đổ chính quyền. Khi thất bại thì dùng việc tự tử phải chăng là kế sách thích hợp cho một nhà tranh đấu, một lãnh tụ chính trị có bản lãnh?…
Tôi cũng đặt câu hỏi như tác giả…”Quyên sinh” phải chăng là cung cách của một lãnh tụ chính trị có bản lĩnh và trách nhiệm?
Hay đấy chỉ là cách trốn chạy sự thật, đổ vấy lỗi cho ai đó, rồi viết di chúc…”Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử tôi cả…Thế là sẽ “nổi tiếng” và thanh thản ra đi về bên kia thế giới?
Câu nói trên của ông Nhất Linh phải được “lịch sử” mổ xẻ, đánh giá và phân xử công bình!
Reply
11. vungu says:
02/03/2012 at 04:19
Ông THÍCH-QUÃNG-ĐỨC bị đổ xăng bật quẹt lửa đốt ! nhửng hình ảnh còn lưu trử muôn đời !! mà nói tự thiêu…, trí thức còn mù quáng ! nói chi người dân mê tính . Bị thiêu và Tự thiêu cùng nghỉa không ?,gian ác! .
Reply
o PHONG DIEN says:
03/03/2012 at 15:59
Thầy Thích Quảng Đúc có bị trói tay chân đâu mà bị thiêu. ?
Reply
 vungu says:
04/03/2012 at 00:17
Năm 1963 rồi ..Kinh.. phong ơi ! ( PHONG DIEN )cầm tinh con tép,con tôm nên u mê vô cùng..!,phải chi tự thiêu đừng có sự hiện diện nhiều gương mặt như :nhiều người khoác áo tu màu lam,cảnh sát,phóng viên nước ngoài vân..vân . Chỉ cần mời uống 1 ly nước trà củng đủ,hoặc đụng nhẹ vào thân thể củng đủ mê…ai muốn làm gì thì làm !, cần gì phải trói tay chân .! coi sao được phải không ?. Hảy , nhìn sự thật 100% ,nếu còn trí , đầu óc chưa xói mòn vi mê tính .! . Xin lổi , nhửng TÔN GIÁO lớn,mấy Ông Tu Sỉ có chức ” mặc sức hưởng ” tình,tiền,v..vv Amen.Thiên Đàng,Niết Bàn là đây …!!! .
Reply
 vungu says:
04/03/2012 at 07:30
Kính lạy Ông TRỜI,Đức PHẬT THÍCH-CA,Đức CHÚA và Nhửng Đấng Cực Thánh…xin cho con không tin nhửng ngôn từ của các Tu Sỉ , biết tâm lý của nhửng người ” mê tín ” ! họ biết phải rao giảng , thuyết pháp nhửng lời gì..để đánh động tâm tình hầu đem nhiều ích lợi cho riêng cá nhân và đoàn thể,tôn giáo mà họ đang ….! .
Reply
 Trung Kiên says:
04/03/2012 at 15:34
Cũng đừng nên thất vọng quá BẠN mình ơi!
Tu sĩ thì cũng là người
Có vị vì ĐẠO, kẻ đời lợi danh
Đi đạo TIN ĐẠO mới thành
Đừng tin tu sĩ, tành banh cõi lòng!
Nhiều người bị “tu sỉ” (sỉ dấu hỏi) lừa dối rồi đâm ra oán Đạo, bỏ đạo!
PHONG DIEN says: “Thầy Thích Quảng Đúc có bị trói tay chân đâu mà bị thiêu. ?”
Hừm!
Tự thiêu = tự mình tẩm xăng và châm lửa
Bị Thiêu = Để cho (hoặc bị) người khác tưới xăng và châm chửa đốt cháy!
Tự thiêu = Tự hiến thân cho mục đích cao đẹp, đạo pháp
Bị Thiêu = ??? (cho một mưu đồ chính trị) ?
 vungu says:
05/03/2012 at 00:23
Cám ơn Trung Kiên , mình không thất vọng..mình đả qua thất thập xế bóng chiều tà,mà nhìn thấy cỏi ta bà cầm lòng không được..! mà ..?!,sắc..sắc,không..không mong lên cỏi trên Thiên Đàng,Niết Bàn chắc khó …!,nói xấu Cha Thầy là đầy ” tội ” !,Phật Chúa tha..mà Cha Thầy ” không tha ” …!!! . Amen Nam Mô .
12. ĐẠI NGÀN says:
02/03/2012 at 03:11
MỘT VẤN NẠN NHỎ VỀ TRƯỜNG HỢP NHÀ VĂN NHẤT LINH
Vấn đề đặt ra ở đây cũng giống như một câu hỏi nhỏ, một thắc mắc nhỏ, một suy nghĩ nhỏ, hay một vấn nạn nhỏ. Nhất Linh là nhà văn tên tuổi, là lãnh tụ của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, hay cả của Báo Phong hóa, là một khuynh hướng văn học mới, cách tân, lãng mạn, của thời cải cách phong hóa lúc đó để nhằm phát triển xã hội. Trong thời kỳ đô hộ thực dân, một bầu khí tư tưởng tự do, một hoạt động báo chí phong phú như thế, quả thật là một ưu điểm không thể phủ nhận. Khuynh hướng chính yếu ở đây chính là khuynh hướng xã hội tự do, trong phong thái ý thức hệ tiểu tư sản, có một phần trung thành với truyền thống dân tộc nói chung, còn một phần hiện đại hóa xã hội theo yếu tố phát triển của phương Tây, mà cụ thể là văn học cũng như xã hội nước Pháp lúc đó. Trong một ý nghĩa nào đó, đây đúng là khuynh hướng phát triển tích cực, hoàn toàn thuần túy văn học, mà không phải chính trị, hay nói khác, chỉ mang tính văn hóa xã hội và hoạt động văn học, mới là chính yếu. Tuy vậy, Nhất Linh còn là một người yêu nước tích cực, ngoài ra, còn là người có tư tưởng, hay theo khuynh hướng chính trị Quốc dân đảng, tức ngược lại với khuynh hướng những người mác xít đương thời. Chính điều này cho thấy rõ ông đã không đứng vào hàng ngũ những người mác xít, không đứng vào phía cuộc cách mạng cộng sản, không ở lại miền Bắc hay vô khu như những người Việt Minh khi đó nói chung, nhưng ngược lại, ông đã chuyển vào miền Nam và trong thời gian dài, để lặng lẽ ở đó, khi cuộc đương đầu giữa hai bên miền Nam và miền Bắc Việt Nam khi ấy đang gay gắt diễn ra. Thế nhưng, trong tình thế đó, Nhất Linh đã tham gia cuộc đảo chánh để nhằm lật đổ Chính phủ Ngô Đình Diệm. Có nghĩa, trong mắt Nhất Linh khi ấy, chế độ Diệm phải như một tệ trạng, một điều gây bất mãn cho ông, hay như một trở ngại lớn cho quan điểm chính trị xã hội lý tưởng nào đó của chính Nhất Linh. Có nghĩa, nếu không kể lý tưởng của yêu cầu chính trị Quốc dân đảng, Nhất Linh hẳn phải đã cưu mang một sách lược về chính trị xã hội riêng tư nào đó, mà đến lúc ấy còn chưa được thi thố, hay chưa được dịp nói ra công khai. Nhưng kết cục cuộc đảo chính đó đã hoàn toàn thất bại. Nhất Linh tuy vậy đã đào thoát được. Song về sau, cuối cùng thì ông đã lại tự tử. Khiến cho vấn đề được đặt ra ở đây, Nhất Linh cũng vừa là nhà văn học, vừa là người có tư tưởng chính trị, là người hoạt động chính trị, hay nói chung là một nhà chính trị, một chính khách tự do và độc lập. Dĩ nhiên, một cuộc đảo chính vốn cần phải được chuẩn bị thật sự kỹ lưỡng và hoàn chỉnh. Bởi chuẩn bị kỹ lưỡng là yếu tố thành công cho đảo chính, nhất là cả việc chuẩn bị công việc sẽ tiến hành sau khi đảo chính đã thành công, hay chuẩn bị tốt các sách lược chính trị, hay cương lĩnh kinh tế xã hội, để phát triển kinh tế, phát triển đất nước, sau khi đã lên vị trí cầm quyền. Không biết các tư tưởng, hay lý tưởng hàm ẩn nhất thiết này, Nhất Linh đã làm chín muồi tới đâu, cùng với các cộng sự của ông. Nhưng thực tế ông đã thất bại, vì cuộc đảo chính đã hoàn toàn thất bại. Một phép thử không thành công như vậy, dĩ nhiên có thể đã bị vướng mắc bởi nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan, trong tư duy cũng như thực tế hành động. Song điều đó cũng vẫn chưa phải hoàn toàn đáng nói. Bởi vì, lúc ấy Nhất Linh vẫn còn được sống tự do, chưa có gì gọi là bế tắt, hay hoàn toàn phải chấm dứt cả. Vậy mà, ông lại tự tử như một hành động thật sự hết sức tiêu cực. Có gì đã đe dọa ông không ? Có gì làm ông bức xúc quá đáng không ? Để đến nỗi không có đường nào lui được nữa, mà buộc ông phải đành chọn cách thức tiêu cực nhất là tự tử như thế. Nhất Linh lúc đó, chắc chắn không thể không biết rõ bàn cờ quốc tế và quốc nội đang giăng ra cho cả miền Bắc, lẫn cả miền Nam Việt Nam. Nếu bảo Nhất Linh vì quá ức tức Ngô Đình Diệm mà phải tự tử, thì như vậy, hoặc Nhất Linh đã đặt quá cao, hay đặt quá thấp ông Diệm, trong tương quan bản ngã riêng với chính bản thân của Nhất Linh. Còn nếu Nhất Linh tham gia đảo chánh vốn chỉ như một khuynh hướng chính trị cảm tính bốc đồng, để nhằm thỏa mãn tính chất lãng mạn riêng tư nhất thời, lại càng không thể chấp nhận được. Nhất là sau khi thất bại, nhưng không gặp nguy hiểm gì, vì vẫn còn có lỗi thoát như mọi người đã biết, vậy tại sao ông lại tự tử ? Làm chính trị thất bại mà lại tự tử, thì quả thật quá tiêu cực, nông nỗi và đáng tiếc. Còn nếu vì ông chỉ phẩn uất cá nhân ông Diệm, nhằm làm chính trị, rồi khi thất bại, để phải tự tử, thật sự chỉ lại mang đầy tính cách phiêu lưu, chủ quan và nông cạn. Lúc ấy, rõ ràng đang còn có ông Hồ Chí Minh ở miền Bắc. Như vậy, thì quả thật sự chống đối ông Diệm để đi đến đảo chính, bị thất bại, sau đó một thời gian lại tự tử, quả thật chính Nhất Linh chắc chắn cũng đã phải để lại trong lòng ông Diệm và cả trong lòng ông Hồ lúc đó, những dấu hỏi hay điều thắc mắc to tướng, cũng giống như để lại trong lòng mọi người khác dù đồng ý hay phản đối những hành động đó của Nhất Linh, một nhà văn tên tuổi, lẫn nhà chính trị được kính nễ, một sự băn khoăn, tiếc nuối, hay là những vấn nạn khó giải thích, hoặc cứ vẫn còn uẩn khúc, như trên đây đã nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét