16/3/10

Sừng tê giác có trị được ung thư?

Richard Black

Phóng viên môi trường, BBC News
Tháng Sáu năm ngoái một nhóm đã lái xe vào Vườn quốc gia Addo của Nam Phi và dí súng uy hiếp nhân viên ở đó.

Lát sau họ lái xe đi với một số ngà voi và sừng tê giác ước đoán có giá $114.000USD.

Số sừng thu lượm từ tê giác chết trong thiên nhiên của vườn có lẽ được bán qua Việt Nam, nơi người ta tin rằng chúng có tác dụng cường dương, thậm chí có thể Bấm chữa trị được ung thư.

Năm ngoái một nhà ngoại giao Việt Nam bị Bấm triệu hồi về Hà Nội sau khi bị quay phim đang mua sừng tê giác ngay bên ngoài Sứ quán ở Pretoria.

Vụ cướp ở Vườn quốc gia Addo có lẽ nghiêm trọng nhất từ trước đến nay về mặt, cho thấy mức độ gia tăng của việc mua bán Bấm động vật hoang dã.

Khi cộng lại các yếu tố như sự khan hiếm của các loài (một số loài đang có nguy cơ tuyệt chủng), sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ, và khả năng chi tiền cho các động vật này - thì nó chỉ dẫn tới một hậu quả.

Khuynh hướng này đã được CITES báo động khi các nước có tên trong công ước cấm mua bán động thực vật quí hiếm nhóm họp ở Doha, Qatar.

Cũng tại đó các tổ chức của Liên Hiệp Quốc thúc giục cần chú ý đến vấn nạn của loài hổ.

Tính tất cả các loài hổ sống sót chỉ còn khoảng 3.200 còn ngoài thiên nhiên. Con số này thấp hơn số nuôi trong các sở thú và các trại nuôi hổ ở Đông Á.

Xin thứ lỗi cho tôi nếu bạn đã nghe những con số này, nhưng với tôi thực quá sức lạ lùng khi bạn ngẫu nhiên chọn một con hổ nào đó trên mặt đất này, thì hầu như chắc là bạn sẽ chọn phải một con hổ sinh ra và lớn lên trong chuồng.
Nhân viên ngoại giao Việt Nam ở Pretoria từng bị 
quay phim mua sừng tê giácHổ ngoài thiên nhiên bây giờ chỉ còn sống rải rác đây đó - dấu hiệu của thiếu sự đa dạng trong di truyền và thường là trên đường đi đến chỗ tuyệt chủng.

Số lượng hổ bị nuôi giữ có thể còn nhiều hơn số hổ ở ngoài tự nhiên

Một số chính phủ đã tăng cường các biện pháp bảo vệ thú hoang dã, nhưng mọi liên kết khác cần cho việc mua bán lậu dường như vẫn hoạt động tốt đủ.


Hổ bắt ở Ấn Độ có thể vận chuyển qua Nepal để tới Trung Quốc.

Sừng của tê giác săn ở một nước Phi Châu có thể được gởi đến Thái Lan, Việt Nam hay Trung Quốc.

Tôi đã nói chuyện với John Sellar, người đứng đầu bộ phận thực thi của công ước CITES.

"Hiện đã 40 năm kể từ lúc chúng ta nhận biết loài hổ bị đe dọa," ông nhớ lại.

"Chúng tôi đã chi cho chuyện này hàng triệu đôla và thất bại một cách thảm hại - tôi muốn lạc quan nhưng chúng ta phải tự hỏi là chúng ta có thực sự quyết tâm hay không."

Ông Sellar, một cựu cảnh sát, nói nay có bằng chứng cho thấy có nhu cầu tiêu thụ thịt hổ ở các nước Đông Nam Á.

Các tổ chức bảo vệ môi sinh thường xuyên tìm thấy bằng chứng thú bị đối xử tàn nhẫn, săn bắn và mua bán trái phép - và nhiều lực lượng cảnh sát hay hải quan không có hành động như là khi tìm thấy những lô hàng bạch phiến hay súng AK-47.

Việc sừng tê giác được dùng trong các ''phòng khám ung thư'' không có hiệu quả và không có giấy phép ở Hà Nội, ông Sellar nói có thể khuyến khích chúng bị săn bắn thêm.

Loài tê giác đen hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng trầm trọng.


Chúng ta thường nghĩ rằng chìa khóa cho các vấn đề về môi sinh là luật pháp và chính sách, hay thị trường, lợi nhuận, hay nghiên cứu khoa học và ý thức của công chúng.

Bài toán trên thực tế không phức tạp - trừ khi cảnh sát và hải quan chặn đứng các băng đảng mua bán thú hoang dã, chúng ta sẽ không còn con hổ hay tê giác đen nào nữa - có vậy thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét