6/8/10

Đồng minh với Hoa Kỳ là chính sách bảo vệ độc lập dân tộc

Không có gì quý hơn độc lập tự do. Không thể có thân thiện và bình đẳng, nếu chỉ cầu cạnh, xin xỏ và vay nợ. Nhất là với một thái độ luôn luôn trịch thượng, ngạo mạn, một lối tư duy “thiên triều”, thì chỉ có sức mạnh toàn diện, một nền kinh tế độc lập mới tìm được sự tôn trọng và quan hệ bình đẳng. Một nước nhỏ, nghèo tài nguyên như Việt Nam, không thể theo đuổi chính sách “dàn hàng ngang”, cái gì thiên hạ có, mình cũng có, cái gì thiên hạ làm, mình cũng làm.

Với hơn 250 triệu lao động nông thôn đói khổ đang chầu chực kiếm việc trên ngoại vi các thành phố công nghiệp và với một chính sách “chiếm thế thượng phong” bằng mọi giá, Việt Nam không thể chạy đua với Trung Quốc. Hãy mua lại của Trung Quốc mọi thứ cần, và không cần sản xuất. Hãy khôn khéo biến Trung Quốc thành công xưởng làm thuê. Trung Quốc làm nghìn thứ, Việt Nam chỉ nên làm một thứ. Nhưng cái Việt Nam làm, thế giới và Trung Quốc không thể làm tốt hơn và rẻ hơn. Ấn Độ bây giờ mới sản xuất ô tô, nhưng với giá thành mà mọi nền kinh tế trên Địa cầu không thể làm được. Thứ sản phẩm đó sẽ đem lại thương hiệu quốc gia, đem lại độc lập và sự tôn trọng của nhân loại. Nhật Bản, Nam Hàn, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Luxembourg, Singapore…độc lập và bình đẳng với mọi thứ “nước lớn” là như vậy, mỗi nước chỉ có một vài thứ, nhưng là thứ mà không nước nào có. “mềm nắn, rắn buông”. Người Việt Nam không sợ, vì vậy, đảng cộng sản không được phép run sợ.

Đồng minh với Hoa Kỳ là chính sách bảo vệ độc lập dân tộc. Còn một Trung Quốc độc đảng, thế giới không thể tránh được cuộc chạy đua quyền lực bá chủ và chiếm đoạt lợi ích. Trong cuộc chạy đua này, các nước nhỏ, và trước hết là các nước giáp biên phía Nam là mục tiêu chính sách “quyền lực mềm” của Trung Quốc. Bằng viện trợ kinh tế, bằng tăng cường đầu tư trực tiếp kèm theo cuộc di dân ồ ạt, Trung Quốc âm thầm thực hiện tham vọng bành trướng và Trung Hoa hóa. Trung Quốc đã kiểm soát Mianmar, trở thành nhà nước bảo hộ của Campuchia, biến Thái Lan thành đồng minh và lấn át nhà nước Lào. Để kiểm soát toàn bộ tuyến giao thông biển từ Ấn Độ Dương tới eo biển Malacca, Trung Quốc thèm khát sáp nhập Mianmar, Lào, Campuchia và Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc, như đã từng làm với Tây Tạng và Tân Cương. Việt Nam là trở ngại duy nhất cho ý đồ đó. Đã có một kịch bản chiến tranh 35 ngày dành cho Việt Nam của một tác giả vô danh nhưng chính quyền sơ suất cho xuất bản.

Việt Nam không có con đường nào khác, hoặc chính thức và công khai nhận sự bảo hộ về quân sự của Mỹ, hoặc chấp nhận thành một tỉnh của Trung Quốc, tiêu tiền Trung Quốc, nói tiếng Trung Hoa, xóa tên Việt Nam trên bản đồ thế giới. Phong trào “không liên kết” đã tự tan vỡ, vì trái quy luật. Bản thân những người “không liên kết” đã là một liên kết, nhưng lại là một liên kết của những nước thường là nghèo và yếu nhất.

“Làm bạn với tất cả”, nhưng có những kẻ không bao giờ chấp nhận coi ta như bạn. Sói có bao giờ là bạn cừu, dù cho cừu năn nỉ cầu xin. Cũng có người không chấp nhận ta là bạn chỉ vì ta đồng thời là bạn của những kẻ không phải là bạn. Trong mọi loại quan hệ, không thể thủ lợi một phía. Đối với những người không thật tâm, chỉ có lời lẽ lịch sự và những cái bắt tay hờ hững. Loại chính sách “làm bạn với tất cả” này biến tất cả thành “không ai là bạn”.

Lịch sử đã cho thấy, nếu không có Mỹ, Nhật Bản đã bị chủ nghĩa phục thù Đại Hán nuốt chửng từ lâu. Không có Hoa Kỳ, Nam Hàn đã bị Bắc Triều Tiên và Trung Quốc xóa sổ. Không có Mỹ, Đài Loan đã nhập trở lại Trung Quốc từ thời Mao Trạch Đông. Và nếu không có Mỹ, biển Đông đã thành biển Trung Hoa từ lâu rồi. Không một nước nào, dù nhỏ, bị mất nước, mất độc lập, mất văn hóa riêng chỉ vì là đồng minh của Mỹ. Ngược lại, đồng minh với Hoa Kỳ đồng nghĩa với văn minh dân chủ và phồn thịnh.

Không một ai vào lúc này đảm bảo cân bằng và an ninh cho biển Đông ngoài Hoa Kỳ. Đường ranh giới “lưỡi bò” sẽ âm thầm và mặc nhiên được thừa nhận. Liên kết giữa Việt Nam, Malaisie, Indonesie và Philippine là một liên kết khó khăn, trong khi trong khối ASEAN, Thái Lan, Mianmar và Campuchia sẽ nói ngày càng giống giọng Trung Quốc.

Phan Son

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét