12/2/11

Bắc Triều Tiên: Những bí ẩn và Dối trá

Lời người dịch: Bản dịch “Bắc Hàn bên bờ Vực thẳm” của DV đã gợi suy nghĩ của tôi đến đất nước Bắc hàn khốn khổ. Gởi đến các độc giả X cà bài dịch này. Đây là một trích đoạn từ tác phẩm “Nothing to Envy: Real Lives in North Korea” của Barbara Demick.
Tôi sẽ dịch tiếp bài này vào mỗi giờ nghỉ trưa của tôi trong sở làm. Xin độc giả vui lòng chờ đợi.

Câu chuyện kể về một thiên tình sử lén lút, nạn đói tàn bạo và cuộc đào thoát bi thảm khỏi Bắc Triều Tiên, một quốc gia đã rơi ra khỏi thế giới phát triển.

Tác giả: Barbara Demick
Đăng ngày 16 tháng hai 2010

(http://www.telegraph.co.uk/news/worl...-and-lies.html)

Nếu bạn nhìn vào những bức ảnh vệ tinh của vùng Viễn Đông chụp vào ban đêm, bạn sẽ thấy một vùng đen tối mất ánh sang một cách thật đáng tò mò. Khu vực đêm tối này là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Ngay sát cạnh lỗ đen bí ẩn ấy, Nam Hàn, Nhật Bản và Trung Quốc đang tràn ngập ánh sáng của sự thịnh vượng sang giàu. Ngay từ hàng trăm dặm cao, người ta vẫn có thể nhìn thấy các bảng quảng cáo, đèn pha, đèn đường, đèn neon từ những cửa tiệm bán thức ăn nhanh xuất hiện như những chấm trắng nhỏ, mời gọi mọi người đến với cửa hang của họ trong tư cách của những người tiêu dùng thuộc về thế kỷ 21. Rồi thì, giữa tất cả những thứ ấy, là một vùng đen tối rộng gần bằng Anh quốc. Thật là một thất bại, lạc hướng của việc cả một quốc gia 23 triệu dân lại có thể xuất hiện như khoảng trống tựa các đại dương. Bắc Triều Tiên đơn giản quả là một khoảng trống không.

Bắc Triều Tiên phai mờ vào tăm tối từ những năm 1990. Với sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, vốn đã chống đỡ người đồng minh Công sản cũ của mình bằng giá dầu nhiên liệu rẻ, nền kinh tết èo uột kém hiệu quả của Bắc Triều Tiên đã sụp đổ. Các nhà máy điện bị rỉ sét đến mức hủy hoại. Ánh sáng điện tắt ngấm. Ngay cả trong một số khu vực của thủ đô Bình Nhưỡng cố ý muốn khoe khoang, bạn vẫn có thể tản bộ xuống phố trên những con đường chính vào ban đêm mà không thể nhìn thấy những tòa nhà hai bên.

Bắc Triều Tiên không phải chỉ là một nước kém phát triển,đó là một quốc gia đã hoàn toàn rơi ra khỏi thế giới phát triển. Bạn có thể nhìn thấy những chứng tích về những gì đã mất, treo tòng teng trên không, dọc theo bất kỳ con đường lớn nào- những dây kẽm trơ xương của các lưới điện rỉ sét, từng một thời phủ điện năng lên cả nước.

Những người Bắc Triều Tiên quá tuổi trung niên từng nhớ rõ thời họ đã có nhiều điện hơn (thực phẩm) so với người anh em thân Mỹ của mình ở Nam Hàn, những điều ấy giờ trộn lẫn với sự sỉ nhục của việc phải ngồi trong bóng tối của họ. Trong những năm 1990, Hoa Kỳ đã đề nghị giúp đỡ Bắc Triều Tiên các nhu cầu năng lượng của họ nếu họ đã từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình. Nhưng thoả thuận ấy đã đổ vỡ sau khi chính quyền Bush tố cáo Bắc Hàn nuốt lời hứa của họ. Người dân Bắc Triều Tiên phàn nàn cay đắng về bóng đêm, mà họ vẫn đổ lỗi cho các biện pháp trừng phạt của Mỹ.

Nhưng bóng tối ấy có lợi thế của riêng nó. Đặc biệt là nếu bạn là một thiếu niên hẹn hò một ai đó mà không muốn ai nhìn thấy. Khi người lớn đi ngủ, đôi khi sớm nhất là 7:00 giờ tối vào mùa đông, là lúc rất dễ dàng để trốn ra khỏi nhà. Bóng đêm ban cho riêng tư và tự do, điều vốn khó có thể có được ở Bắc Triều Tiên như điện năng.

Tôi đã từng gặp nhiều người Bắc Triều Tiên nói với tôi là họ đã từng cố quen để yêu đêm tối như thế nào, nhưng câu chuyện của một bé gái tuổi dậy thì và người bạn trai của cô bé thực đã tạo ấn tượng cho tôi nhất. Cô bé được 12 tuổi khi gặp được một thanh niên lớn hơn mình ba tuổi từ một thị trấn lân cận. Gia đình cô bé thuộc vào hạng thấp trong hệ thống điều khiển xã hội phức tạp ở Bắc Triều Tiên. Nếu bị nhìn thấy bên nhau giữa công chúng sẽ gây thiệt hại đến triển vọng nghề nghiệp của cậu bé cũng như tiếng tăm của cô bé như một người phụ nữ trẻ, đạo đức. Vì vậy, các cuộc hẹn hò của họ bao gồm tất cả các cuộc tản bộ bên nhau trong bóng tối. Mà thật ra cũng không có gì khác để làm; bởi vào thời gian họ bắt đầu hẹn hò một cách nghiêm túc trong đầu những năm 1990, chả có một nhà hàng hay rạp chiếu bóng nào được mở ra vì thiếu điện.

Họ sẽ hẹn hò sau bữa ăn chiều. Cô gái đã dặn bạn trai mình không phải gõ cửa trước vì có thể khiến gia đình nàng nghi ngờ. Cậu bé tìm được một chỗ đứng sau bức tường, một nơi mà không ai có thể nhìn thấy mình vì ánh sáng ban ngày đã đi khỏi. Cậu sẽ chờ đợi cô bé ở đấy hàng giờ, có khi hai hoặc ba tiếng đồng hồ. Điều ấy không thành vấn đề. Nhịp sống ở Bắc hàn là chậm rãi hơn. Chả có ai sở hữu một chiếc đồng hồ cả.

Cô gái sẽ chỉ xuất hiện một khi cô có thể thoát ra khỏi nhà được. Trước tiên, họ sẽ đi bộ trong im lặng, sau đó tiếng nói của họ dần dần tăng lên thành tiếng thì thào, rồi đến mức độ đàm thoại bình thường khi họ thực sự rời khỏi khu làng và được thoải mái với bóng đêm. Họ đi bên nhau, giữ khoảng cách một sải tay cách nhau cho đến khi chắc chắn mình không bị ai bắt gặp, họ vừa đi vừa noí với nhau về gia đình, bạn học trong trường, những cuốn sách đã đọc - bất kỳ chủ đề nào, đều hấp dẫn và vô tận. Nhiều năm sau, khi tôi hỏi cô gái về những kỷ niệm hạnh phúc nhất của đời sống, cô nói với tôi rằng chính là những đêm đó.

Năm 2004, khi tôi gặp cô bé, cô đã là một người phụ nữ của tuổi 31. Mi-ran (không phải tên thật của cô) đã trốn khỏi Bắc Hàn sáu năm trước đó và hiện đang sống ở Nam Hàn. Tôi đang viết một bài về những người đào thoát và đã mời Mi-ran đi ăn trưa để tìm hiểu thêm về hệ thống trường học của Bắc Triều Tiên. Vì trong những năm trước khi đi đào thoát, cô là một giáo viên mẫu giáo tại một thị trấn khai thác mỏ. Đó là một cuộc nói chuyện nghiêm túc. Các món ăn trên bàn bỏ dở dang không ai muốn ăn nữa, khi cô mô tả việc chứng kiến những học sinh năm sáu tuổi của mình chết vì đói. Khi các học sinh của mình chết, cô lại phải dạy dỗ chúng rằng mình đã may mắn được sinh sống ở Bắc Triều Tiên như thế nào.

Có điều gì đó về tự chủ và thẳng thắn của cô khiến tôi đã hỏi cô thêm một vài điều có tính cá nhân. Phải chăng cô đã có một bạn trai ở đó ?

“Bà hỏi thật là ngộ ghê !” cô trả lời “Tôi vừa có một giấc mơ về anh ta đêm nọ ", Mi-ran cười “Phải mất ba năm chúng tôi mới dám nắm tay. Sáu năm nữa mới dám hôn nhau. Tôi đã chẳng bao giờ mơ đến việc làm bất cứ điều gì hơn thế. Khi rời Bắc Triều Tiên, tôi đã 26 tuổi và đã một giáo viên, nhưng tôi đã không biết em bé được thụ thai như thế nào” .

Mi-ran thừa nhận rằng cô thường xuyên nghĩ về tình yêu đầu đời của mình và cảm thấy một số ray rứt của sự hối tiếc trong cách cô đã bỏ đi. Jun-sang đã là người bạn thân nhất của cô, người mà cô tâm sự những ước mơ và những bí mật của gia đình cô. Tuy nhiên, cô vẫn dấu anh ta điều bí mật lớn nhất của cuộc đời cô. Cô không bao giờ nói với anh là cô từng ghê tởm Bắc Triều Tiên như thế nào, không tin vào sự tuyên truyền mà jàng ngày cô phải truyền đạt cho học sinh của mình như thế nào. Tóm lại, cô không bao giờ nói với anh ta rằng gia đình mình đã nuôi dưỡng một kế hoạch đào thoát. Không phải là cô không tin anh, nhưng bạn sẽ không bao không bao giờ hối tiếc là mình quá cẩn thận.

Láng giềng tố cáo láng giềng, bạn bè tố cáo bạn bè. Nếu ai trong các công an chìm biết được các kế hoạch của gia đình, cả nhà cô ấy có thể đã bị đày đến một trại lao động ở vùng núi.

“Tôi không thể mạo hiểm như thế”, cô ấy nói với tôi “Thậm chí, tôi đã không dám chào tạm biệt anh ấy".

Mi-ran và Jun-sang sống ở ngoại ô của Chongjin, một trong những thành phố công nghiệp ở phía đông bắc của bán đảo, không xa biên giới Nga. Phong cảnh Bắc Triều Tiên hết sức xinh đẹp ở những nơi nào đó, nhưng thiếu vắng các màu sắc. Các ngôi nhà ở rất đơn giản, tiện ích nhưng đơn sắc. Hầu hết các vật liệu nhà ở được xây dựng vào những năm 1960 và 1970 từ các khối xi măng, đá vôi, phát nhỏ giọt cho người dân dựa trên công việc và thứ hạng xã hội của họ. Ở nông thôn, người dân thường sống trong các tòa nhà cao tầng duy nhất gọi là 'Harmonicas', những dãy nhà một phòng, xếp dính với nhau như những cái hộp nhỏ tạo nên các khoang vuông vức của chiếc khẩu cầm.

Năm 1984 George Orwell đã từng viết về một thế giới mà màu sắc duy nhất có thể tìm thấy được ở trên các áp phích tuyên truyền. Đó là trường hợp ở Bắc Triều Tiên. Những bức ảnh của Kim Il-sung được vẽ bằng màu sắc sống động. Từng ánh tia màu vàng và màu da cam hắt ra từ khuôn mặt của ông: ông là mặt trời. Hàng chữ màu đỏ nhảy xổ ra khỏi khung cảnh xám với một sự khẩn thiết: Vạn tuế Kim il-sung. chúng ta sẽ làm những gì Đảng dạy. chúng tôi không có gì để ghen tỵ với thế giới.

Cho đến những ngày đầu của tuổi thiếu niên, Mi-ran không có lý do gì để không tin các bảng hiệu tuyên truyền. Cha cô là một người thợ mỏ. Gia đình cô nghèo, nhưng cũng như là tất cả mọi người cô từng biết. Vì tất cả các ấn phẩm bên ngoài, phim ảnh và các chương trình phát thanh đã bị cấm, Mi-ran cho rằng không có nơi nào khác trên thế giới có con người được sống tốt hơn, và có thể còn tồi tệ hơn nữa. Cô đã nghe nói rất nhiều, rất nhiều lần trên đài phát thanh và truyền hình rằng Nam Triều Tiên rất đáng thương khổ sở, rằng bảng hiệu Công sản bị pha loãng của Trung Quốc đã không thành công hơn là bảng hiệu được đưa ra bởi Kim Il-sung và rằng hàng triệu người Trung Quốc sẽ bị đói. Tất cả trong tất cả, Mi-ran cảm thấy cô là khá may mắn được sinh ra ở Bắc Triều Tiên trong yêu thương chăm sóc của người cha lãnh đạo.

Trong thực tế, các ngôi làng nơi Mi-ran lớn lên đã không phải là một nơi tồi tệ lắm trong thập niên 1970 và 1980. Đó là một khu làng điển hình của Bắc Triều Tiên với khoảng 1.000 dân, nhưng vị trí của ngôi làng này thật tình cờ ngẫu nhiên. Biển Đông (biển Nhật Bản) chỉ cách sáu dặm, do đó người dân địa phương thỉnh thoảng có thể ăn được cá tươi và cua. Làng chỉ nằm ngay ngoài các ống khói của vùng Chongjin và vì thế đã có lợi thế gần thành phố cũng như các vùng trống để có thể trồng rau.

Tae Woo, cha của Mi-Ran, đã lớn lên trong tỉnh Chungchong Nam tại Hàn Quốc. Ông lên 18 khi cộng sản xâm lược vào năm 1950, và ông đã phải đi lính vì không có sự lựa chọn. Quân đội Nam hàn rất yếu kém và đã cần đến bất cứ ai mà họ có được. Ông đã bị bắt làm tù binh chiến tranh, và cuộc sống của mình như là một người Hàn Quốc đã chấm dứt.

Sau hiệp ước đình chiến, đã có một cuộc trao đổi tù nhân, nhưng hàng nghìn người đã không bao giờ được trả về nhà, trong đó có Tae-woo, người đã được đưa đến một vùng mỏ sắt tại Musan, một thị trấn gan góc ở phía Bắc Triều Tiên sát biên giới Trung Quốc. Tại đây ông đã gặp và kết hôn với mẹ của Mi-ran, và Tae-woo đã nhanh chóng đồng hóa vào cuộc sống của Bắc Triều Tiên. Cũng dễ dàng để anh nương náu mình vào. Ngay sau khi lập gia đình, Tae-woo và cô dâu mới của anh được chuyển đến một vùng mỏ gần Chongjin, nơi anh không hề quen biết ai. Không có lý do để ai phải nghi ngờ bất cứ điều gì bất thường trong quá khứ của anh, nhưng chính ngay trong bản chất kỳ lạ của Bắc Triều Tiên, thường có ý nghĩ rằng rằng có một ai luôn luôn biết tất cả mọi thứ.

Sau chiến tranh, Kim Il-sung đã thực hiện công việc đầu tiên của ông ta là loại bỏ những kẻ thù từ trong bạn bè. Ông đã loại bỏ rất nhiều người đồng chí có quyền lực. Họ vốn đã chẳng có giá trị gì trong thời chiến; bây giờ sau khi đã phục vụ mục đích của họ xong, họ có thể loại bỏ đi được. Sao đó, Kim Il-sung chuyển sự chú tâm của mình đến những người dân thường. Năm 1958 ông ra lệnh hình thành một dự án để phân loại tất cả dân Bắc Hàn căn cứ vào mức độ tin cậy chính trị của họ. Mỗi người phải đi qua tám loại kiểm tra quá khứ. Hồ sơ "Songbun" - tên gọi của bản kiểm tra phân loại - xem xét đến nguồn gốc cha mẹ, ông bà và ngay cả anh em họ xa của mọi người. Vì là một người lính Nam Triều Tiên trước đây, Tae-woo đã bị xếp vào hạng dưới cùng của phân loại này. Những người Bắc Triều Tiên thuộc các hàng phân loại thấp đã bị cấm sinh sống ở Bình Nhưỡng hoặc các vùng đẹp hơn của quê hướng về phía Nam, nơi đất đai màu mỡ và thời tiết ấm hơn. Tae-woo không thể mơ đến việc gia nhập Đảng Lao động, một đảng tương tự như Đảng Cộng sản ở Trung Quốc và Liên Xô, kiểm soát ban bố được các công việc ngon ăn.

Người dân thuộc về thứ hạng như anh sẽ luôn bị theo dõi chặt chẽ bởi hàng xóm của mình. Ở Bắc Triều Tiên, không có cách gì một người bị xếp hạng thấp trong phân loại xã hội có thể cải thiện số phận của mình. Bất cứ vết nhơ nguyên thủy nào sẽ cứ ở mãi đó và không thể thay đổi. Và vì tình trạng gia đình là căn cứ vào cha truyền con nối. Tội lỗi của cha mẹ là tội lỗi của trẻ con và đời con cháu. Người Bắc Hàn gọi là những người này là beulsun - nghĩa là "máu bẩn", hoặc không tinh khiết.

Mi-ran và bốn anh chị em của cô sẽ mang vết nhơ ấy trong máu của họ. Cha mẹ cô từng nghĩ là tốt nhất là đừng nói gì cho các con mình biết về nguồn gốc của cha mẹ chúng. Ích lợi gì khi thiêu đốt tâm tư chúng với những loại hiểu biết rằng chúng sẽ bị học ở các trường học tốt nhất và bị cấm làm những công việc tốt nhất, để cuộc đời chúng sẽ sớm đi đến đường cùng ? Chúng còn lo lắng đến việc học hành, tập đàn hát hoặc tranh tài trong thể thao để làm gì nữa ?

Khi trẻ em đến tuổi vị thành niên, những trở ngại đến từ quá khứ của cha mẹ chúng sẽ bắt đầu nở to hơn. Những đứa trẻ không được nhận vào các trường học cao hơn sẽ được giao cho một đơn vị làm việc, một nhà máy, một mỏ than, hoặc tương tự. Nhưng các anh chị em của Mi-ran đều tự tin rằng họ sẽ là những trẻ em được chọn để tiếp tục ăn học. Họ thông minh, nhìn sáng sủa, khỏe mạnh, được giáo viên và các bạn đồng lứa ưa thích. Nếu có ít tài năng, họ có thể bị từ chối dễ dàng hơn.

Cuối cùng, chính người anh của Mi-ran đã buộc sự thật phải lộ diện. Sok-ju đã bỏ ra bao tháng trời nhồi nhét chuẩn bị cho kỳ thi giành chiến thắng để được nhập học vào trường sư phạm làm giáo viên. Anh hiểu rằng mọi câu trả lời đều hoàn hảo. Khi được thông báo là mình trượt, anh đã giận dữ và đối đầu các giám khảo để yêu cầu một lời giải thích.

Sự thật thật là tàn ác. Các em đã bị khắc ghi hoàn toàn trong phiên bản lịch sử này của Bắc Triều Tiên. Bọn Mỹ là hóa thân của cái ác và Nam Triều Tiên là bọn đầy tớ thống thiết của chúng. Biết được cha mình là một người Nam Triều Tiên đã từng chiến đấu với bọn Yankees đã vươt quá mức chịu đựng của mình. Lần đầu tiên trong đời, Sok-ju đã say rượu. Anh đã chạy xa khỏi nhà mình. Ở náu lại trong nhà của một người bạn suốt hai tuần cho đến khi bạn bè thuyết phục anh trở về. Sok-Ju hiểu, như bất kỳ cậu bé Hàn Quốc nào cũng hiểu, rằng mình phải kính trọng cha mình. Anh đi về nhà và quỳ xuống, xin cha mình tha thứ. Đó là lần đầu tiên anh thấy cha mình bật khóc.

Lần đầu tiên khi Miran nhận thấy rằng người dân thành phố đã tham gia vào các chuyến đi đến nông thôn để nhặt rác mà ăn là khi nàng đang học trung học. Khi đạp xe vào Chongjin, nàng nhìn thấy họ, trông như những kẻ ăn xin với bao tải đeo xách trên vai, họ đi đến những vườn cây ăn trái ở hai bên đường. Một số thậm chí còn đi xa hơn đến những cánh đồng bắp kéo dài nhiều dặm về phía nam từ làng của cô ra phía biển.

Nơi Mi-ran ở, các lối hẹp giữa các dãy nhà harmonica được trồng cấy một cách đau đớn với ớt đỏ, củ cải, cải bắp và ngay cả thuốc lá, bởi vì sẽ rẻ hơn để quấn lấy mà hút hơn là đi mua thuốc lá, và hầu như tất cả đàn ông đều hút thuốc. Những người có mái bằng phẳng sẽ mang cả máng, chậu chất lên đó để trồng được nhiều rau quả hơn. Những nỗ lực trồng trọt cá nhân này nhỏ bé đủ để không làm chính quyền Công sản giận dữ. Ít nhất là được thời gian đầu, họ đã ngăn được cơn đói, trước khi sự thiếu hụt lương thực thực phẩm đã tăng trưởng thành một nạn đói.

Ban đầu, các mối quan hệ giữa Mi-Ran và Jun-sang diễn ra trong một chất lượng kiểu tư tín qua lại của thế kỷ 19. Họ giữ liên lạc bằng thư từ. V2o năm 1991 ít người Bắc Triều Tiên từng được sử dụng điện thoại. Bạn phải đi đến bưu điện để gọi điện thoại. Nhưng ngay cả viết một lá thư không phải là một công việc đơn giản. Giấy viết thư khan hiếm. Người dân phả viết ở các rìa báo. Giấy trong các cửa hàng nhà nước được làm bằng trấu sẽ dòn, rách dễ dàng. Và khoảng cách từ Bình Nhưỡng để Chongjin chỉ có 250 dặm, nhưng thư từ phải đến cả tháng mới được chuyển giao đến nơi.

Ở Bình Nhưỡng, Jun-Sang có thể mua giấy tử tế. Anh có riêng một cây bút bi nguyên tử. Anh viết hết trang này qua trang khác, thật dài và lôi cuốn. Thư từ của họ dần dần phát triển từ các lối hình thức khô cứng đến những nội dung hoàn toàn lãng mạn. Anh đã trích dẫn các tiểu thuyết mình từng đọc cho nàng. Anh viết các bài thơ tình yêu.

Những kinh nghiệm của Jun-Sang ở Bình Nhưỡng đã cho Mi-ran một cái nhìn vào một thế giới có đặc quyền ở phía xa. Đồng thời, cũng khó để nghe biết đến mà không có một biểu hiện ganh tỵ. Cô đang ở năm cuối cùng của bậc trung học và cô đang sợ đấy sẽ là chặng cuối việc học của mình. Jun-sang linh cảm được nỗi phiền muộn của cô và cứ thăm dò vào sâu hơn cho đến cuối cùng, cô đã nói với anh những gì cô đang lo lắng. 'Mọi điều đều có thể thay đổi,' Jun-Sang viết cho cô. 'Nếu em muốn có nhiều hơn nữa trong cuộc sống, em phải tin vào bản thân mình và em có thể đạt được ước mơ của mình".

Sau đó Mi-ran đã quý trọng những lời khuyến khích bằng việc thay đổi cuộc đời mình. Từng là một học sinh giỏi, cô đã không để mình bị tụt hạng. Cô húc vào sách vở. Nếu không vào đại học được, cô sẽ không phải đổ lỗi cho chính mình.

Trong một nỗi ngạc nhiên vô cùng, Miran được chấp nhận vào trường cao đẳng sư phạm. Vào mùa thu 1991 cô dọn ra khỏi nhà cha mẹ để vào ở trong ký túc xá nhà trường. Nhưng khi nhiệt độ mùa đông rơi xuống sâu hơn ở Chongjin, cô mới nhận ra rằng tại sao chính nhà trường này lại có khả năng cho mình một chốn ở. Các ký túc xá không có lò sưởi. Mi-ran đã đi ngủ mỗi đêm trong áo choàng của mình, cả vớ dầy và găng tay với cả khắn tắm quấn quanh đầu mình. Khi thức giấc, tấm khăn thường bị đóng băng từ độ ẩm của hơi thở cô. Trong phòng tắm, nơi các cô gái dùng giẻ lau để chùi rửa kinh nguyệt của họ (không ai có khăn vệ sinh tử tế),trời lạnh đến mức những mảnh giẻ lập tức đông cứng trong vài phút sau khi được treo lên cho khô.

Đến năm 1994, khi Mi-ran tốt nghiệp, cô mong muốn chuyển về nhà ở với bố mẹ, vì chế độ phân phối thực phẩm ở Chongjin hoàn toàn chấm dứt. Cô yêu cầu được phân công giảng dạy gần nhà và đã may mắn được gửi đến một nhà trẻ gần vùng mỏ, nơi cha cô làm việc. Lớp mẫu giáo này được đặt trong một tòa nhà đơn tầng bằng bê tông, bao quanh bởi một hàng rào sắt với các hình vẽ các bông hoa hướng dương nhiều màu, hình thành một cổng chào trên lối vào với khẩu hiệu: Chúng ta rất hạnh phúc. Các phòng học đúng tiêu chuẩn với bức chân dung cha và con trai của Kim Il-sung và Kim Jong-il chủ ở phía trên tấm bảng đen. Có một cái tủ sách to nhưng với chỉ một vài cuốn sách, khó đọc, vì đã được chụp lại từ bản gốc rất lâu rồi.

Trẻ em khu làng nghèo khó nhìn thiếu thốn rõ rệt hơn so với các bạn học từ thị thành của mình, hầu hết đi học trong các thứ quần áo cũ pha tạp người khác cho, thường phải quấn trong nhiều lớp bởi vì nhà trường ít được sưởi ấm. Mỗi khi giup úác em tháo bỏ từng lớp quần áo cũ quấn trên người, Mi-ran nhin thấy trong cùng là một cơ thể bé nhỏ trơ xương. Khi nắm tay các em, những ngón tay nhỏ bé nằm gọn trong tay mình như những hạt walnut. Những trẻ em này, năm và sáu tuổi, trông không lớn hơn trẻ ba, bốn tuổi. Mi-ran từng tự hỏi phải chăng các trẻ em này đến trường, chủ yếu để được ăn bữa ăn trưa miễn phí phục vụ trong căn tin, bữa ăn của chút súp loãng nấu bằng muối và lá khô.

Tuy nhiên, cô tiếp cận công việc mới của mình với lòng nhiệt tình. Để là một giáo viên, một thành viên của giai cấp có ăn học và đáng kính, là một bước tiến dài đối với con gái của một người thợ mỏ. Cô náo nức dậy vào mỗi buổi sang, khoác lên người chiếc áo choàng trắng mà cô luôn giữ thẳng nếp nhờ ép dưới nệm giường ngủ qua đêm.

Trường học bắt đầu lúc 08:00. Mi-ran đặt trên trên môi mình một nụ cười kênh kiệu nhất để chào đón các em học sinh khi chúng vào lớp. Ngay sau khi chúng ổn định chỗ ngồi, cô lấy đàn phong cầm (arccodion) của mình ra. Tất cả giáo viên được yêu cầu phải chơi đàn phong cầm accordion – đàn này được mệnh danh là “nhạc cụ của nhân dân” vì nó dễ mang theo trên tay trong những ngày tình nguyện lao động trên các cánh đồng. Trong lớp các giáo viên sẽ hát, “Chúng ta Không có gì để Ghen tỵ với thế giới”, bài hát có một giai điệu quen thuộc với trẻ em Bắc Triều Tiên như bài “Twinkle, Twinkle, Little Star" vậy.

Mi-ran sớm nhận ra rằng mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Mỗi đứa trẻ được yêu cầu mang theo từ nhà mình một bó củi các lò sưởi ở tầng hầm, nhưng nhiều em không mang nổi. Những cái đầu to của các em như nằm uể oải trên cổ gầy gò, lồng ngực mỏng manh nhỏ gầy đến mức cô có thể bao quanh bằng bàn tay mình. Một số đứa đã bắt đầu sưng bụng lên. Miran cũng nhận thấy những mái tóc đen của trẻ bắt đầu nhạt màu dần, chuyển sang màu vàng hoe.

Nhà ăn của trường đã phải đóng cửa vì thiếu lương thực. Các học sinh được yêu cầu phải mang theo một hộp thức ăn trưa từ nhà, nhưng nhiều em đến trường tay không. Khi chỉ mới có một hoặc hai em không mang phần ăn trưa, Mi-ran sẽ lấy từ phần của các em khác, mỗi đứa một muỗng để cho những em không có ăn. Nhưng chẳng bao lâu sau, các bậc cha mẹ có chuẩn bị ăn trưa cho con mình đã khiếu nại. Mi-ran nghe đồn rằng các trường học có thể nhận được một số bánh quy và sữa bột từ một cơ quan viện trợ nhân đạo nước ngoài. Khi phái đoàn ngoại quốc đến thăm một trường học trong khu vực, các trẻ em nào có quần áo lành lặn nhất đã được khoe ra, con đường dẫn đến trường được sửa chữa, sân trường và các lớp học được quét quay dọn dẹp sạnh sẽ. Nhưng cuối cùng không có viện trợ nước ngoài đến. Thay vào đó, các giáo viên đã được trao cho một khu đất nhỏ ở gần đó mà họ đã được lệnh phải trồng ngô. Sau đó, tước bắp khỏi cùi ngô và đun sôi cho đến khi nó phồng lên như bắp rang. Đó là một món ăn để giảm bớt đói cơn đói vật vã của các trẻ em, nhưng nó đã không cung cấp năng lượng đủ để tạo được một sự khác biệt.

Lẽ ra giáo viên không nên thiên vị học sinh nào, nhưng Mi-ran chắc chắn đã lưu tâm đến một em. Bé gái này tên là Hye-Ryung (Nghĩa là: đức độ ngời sáng) và dù chỉ mới sáu tuổi, bé là học sinh đẹp nhất lớp. Bé có đôi mắt tròn sang rạng rỡ và một hàng lông mi dài nhất mà Mi-ran chưa từng thấy một đứa trẻ nào có được. Ban đầu, bé là một đưá trẻ sống động. Bây giờ bé đã hôn mê và đôi khi rơi ngủ quyên trong giờ học.

“Dậy thôi, dậy đi thôi” Một hôm, Mi-ran gọi bé dậy khi cô nhìn thấy bé gái nài nhoài người ra trên bàn học, ép má xuống chiếc bàn gỗ. Mi-ran nâng cằm bé lên. Đôi mắt bé đã khép nhỏ lờ đờ sau mí mắt sưng húp. Bé không còn tập trung được nữa. Tóc bé xõa ra trên tay Miran, những sợi tóc dòn mỏng, không còn dễ chịu khi chạm vào nữa.

Vài ngày sau đó, bé thôi không đến trường. Vì Mi-ran biết gia đình bé ở khu vực lân cận, cô nghĩ rằng cô nên ghé lại để thăm hỏi bé. Nhưng rồi cô cố nén lại không đến. Cô biết rất rõ những gì đã xảy đến với bé Hye-Ryung. Cô không làm gì để thay đổi được.

Rất nhiều học sinh khác trong lớp học của cô rơi vào tình trạng tương tự. Luôn luôn là một tiến trình giống nhau: Trước tiên là gia đình không thể gửi đến trường số lưọng củi được yêu cầu; sau đó là các phần ăn trưa biến mất, rồi các trẻ con sẽ ngủ gục và không tập trung được trong lớp, cuối cùng, trẻ em không đến trường nữa mà không có lời giải thích nào. Sau ba năm, sĩ số học sinh trong lớp mẫu giáo giảm từ 50 xuống còn 15 em. Điều gì đã xảy ra với những trẻ em? Mi-ran đã không dám tìm hiểu quá sâu vì sợ những câu trả lời mà cô không muốn nghe.

Mười năm sau, khi bản thân Mi-ran đã là một người mẹ, giai đoạn này trong cuộc sống của cô nặng như có một hòn đá trong lương tâm của mình. Cô thường cảm thấy đau bệnh vì những hồi tưởng đến những gì mình đã làm và không thể làm để giúp học sinh bé nhỏ của mình. Làm thế nào mà mình lại có thể ăn ngon khi chúng bị đói khát ? Có câu nói cho rằng một cái chết là một thảm kịch nhưng một ngàn cái chết chỉ là một số liệu thống kê. Điều ấy chắc đúng cho trường hợp của Mi-ran. Cái cô không nhận ra được là chính sự trung tính của cô là một kỹ năng sống sót mà cô từng có. Để sống sót qua những năm 1990, người ta đã phải cố cầm nén những thôi thúc muốn chia xẻ thức ăn cho người đói. Để tránh khỏi bị điên loạn, người ta phải học tránh việc nghĩ đến kẻ khác. Khi ấy, Mi-ran đã học đưọc cách đi ngang một xác chết trên đường phố mà không suy nghĩ nhiều nữa. Cô đã có thể đi ngang một đưá bé năm tuổi sắp chết mà không có cảm giác về một nghĩa vụ phải giúp đỡ. Nếu cô lđã không chia sẻ thức ăn của mình với các học sinh cô yêu thích nhất, thì chắc chắn là cô sẽ không cứu giúp một người hoàn toàn xa lạ.

Người ta cho rằng những người từng nuôi dưỡng nên các nước cộng sản không thể tự lo cho chính họ, vì họ mong đợi chính phủ phải chăm sóc họ. Điều này là không đúng đối với nhiều người trong số các nạn nhân của nạn đói ở Bắc Triều Tiên. Con người đã không thụ động đi đến cái chết của mình. Khi hệ thống phân phối chung bị cắt đứt, con người buộc phải bám vào những cái giếng sâu nhất của sự sáng tạo của mình để nuôi sống họ. Họ nghĩ ra cách dung những cái thùng chứa để bẫy bắt những con vật nhỏ ngoài đồng, giăng lưới ngoài cửa nhà để bắt chim sẻ. Họ tước các vỏ cây ngọt bên trong cây thông, xay thành bột để có thể được xử dụng thay cho bột ăn. Họ đập quả đầu (acorns) nhão ra như chất keo để có thể đóng thành các khối vuông mà tan chảy được trong miệng mình.

Người dân Bắc Triều Tiên đã học cách nuốt niềm tự hào của họ xuống và giữ cho lỗ mũi mình nghếch hỉnh lên. Họ đã lựa ra những hạt bắp chưa tiêu hóa từ phân cứt của các động vật nuôi trong trại. Những công nhân làm ở xưởng đóng tàu đã phát triển một kỹ thuật mà họ thể cạo vét được phía đáy của các cargo vận chuyển thực phẩm, mang trải các chất hôi hám ra trên các vỉa hè cho khô để sau đó họ có thể thu nhặt được các hạt gạo nhỏ và các thứ ăn được khác. Trên bãi biển, người dân moi tìm sò ốc từ cát chất đầy các xô chậu của mình với cỏ biển (seaweeds). Vào năm 1995 khi chính quyền dựng hàng rào dọc theo bãi biển (ra vẻ như để canh giữ những kẻ dò thám, nhưng nhiều khả năng là để ngăn chặn người dân đánh bắt cá từ các công ty mà nhà nước muốn kiểm soát), dân chúng đi vào từ những vách đá không có người bảo vệ trên biển với những cây cào dài gắn liền với nhau để vớt cỏ biển lên.

Không ai bảo người dân phải làm gì - chính phủ không muốn nhìn nhận là mình thiếu lương thực thực phẩm - để họ có thể tự lo cho chính mình. Tất cả mọi khôn ngoan đều đã cống hiến cho việc tập hợp sản xuất thực phẩm. Nhưng cuối cùng vẫn không đủ.

Cha của Mi-ran qua đời vào năm 1997 ở tuổi 68. Những tháng trước khi mất, Tae-woo đã nói thêm rõ ràng hơn trước về gia đình mình. Ông nhấn mạnh rằng đứa con trai duy nhất của mình phải nhớ được tên tuổi của tổ tiên dòng họ trong gia phả, một sổ cái mà các gia đình Hàn Quốc ghi chép lại giòng dõi của họ. bản thân ông đã là con trai duy nhất trong gia đình do đó đứa con trai của ông sẽ mang theo dòng máu của gia tộc.

Có một lời ước nguyện cuối cùng khác mà có thể sẽ khó thực hiện. Là Tae-woo muốn gia đình của ông tại Nam Hàn được thông báo về cái chết của ông. Không có dịch vụ bưu chính giữa Bắc và Nam Triều Tiên và cũng không có dịch vụ điện thoại. Do đó, để liên lạc với người thân ở Nam Hàn có lẽ là việc hầu như không thể thực hiện được.

Năm sau, So Hee, người chị của Mi-ran vội vã về nhà. Cô mới vừa nói chuyện được với một người bạn có giấy phép nhập xuất cảnh vào Trung quốc. Anh ấy biết người ở đấy có thể giúp họ liên lạc với gia đình cha của mình. Một khi bạn đã ở trong Trung Quốc, anh cả quyết với So-hee, bạn chỉ cần quay điện thoại để gọi đi Nam Hàn. Vậy gia đình có muốn thử không ?

Ban đầu Mi-ran và So-hee nghi ngờ. Mình không bao giờ có thể tin ai nếu không phải là người trong nhà. Những chuyện kiểu này giống hệt như những cách mà công an thường gài bẫy mình. Sau một vài ngày suy tính, cả nhà đồng ý tin, nhìn nhận rằng người bạn ấy là người chân thành. Anh có thân nhân ở Trung Quốc; anh quen với một ai đó lái xe tải có thể chở anh đến biên giới, anh sẽ hối lộ một viên công an biên phòng để y quay mặt đi chỗ khác. Cả nhà quyết định rằng Mi-ran, So-hee, người anh trai và người mẹ sẽ đi đến Trung Quốc để liên lạc với thân nhân của cha cô tại Nam Hàn. Họ không biết là mình sẽ tìm ra những người thân ở Nam Hàn này ở đâu, và họ cũng không hề dám nghĩ rằng mình sẽ thực đi luôn sang Nam Hàn.

Tất cả các chi tiết kế hoạch sẽ diễn tiến trong một vài tuần. Mi-ran đã phải hết sức khẩn trương để chuẩn bị chuyến đi. Đêm trước khi khởi hành, cô lấy ra khỏi tủ quần áo một gói bọc cẩn thận. Bọc này chứa đựng tất cả các lá thư cô đã từng nhận được từ Jun-Sang. Những lá thư này phải được thủ tiêu. Cô xé vụn mỗi trang thư ra trước khi vứt đi. Cô không muốn bất cứ ai biết được mười năm trời cô và Jun-sang đã trải qua với nhau. Sau khi ra đi, gia đình sẽ bị lên án là những kẻ phản bội. Cô không muốn những tội lỗi của mình có thể làm hại đến Jun-sang. Cuộc sống của anh sẽ cứ bình thường như trước đến nay. Anh có thể tìm được cho mình một người vợ thích hợp, tham gia vào Đảng Lao động, và sẽ trải nốt cuộc đời của anh ở Bình Nhưỡng như là một nhà khoa học. Cô tự nhủ lòng mình, anh ấy sẽ tha thứ cho mình. Mình hành động thế này, tất cả là vì anh ấy.

Sáng hôm sau, Mi-ran ra đi trên chiếc xe đạp của mình với một ba lô nhỏ đeo trên vai. Cô vẫy tay chào tạm biệt mẹ và anh trai như lệ thường. Kế hoạch thu xếp cho tất cả mọi người rời khỏi nhà riêng rẽ để tránh khỏi sự chú ý. Sau đó ngay trong ngày, mẹ của cô sẽ ghé đầu qua cửa trước của một nhà hàng xóm để báo rằng mình cần đi giúp trông em bé cho một trong những cô con gái đã lập gia đình khoảng một hai tuần. Điều đó sẽ kéo dài thêm cho họ một ít thời gian trước khi công an nhận ra rằng họ đã đi mất.

Mi-ran gặp người lái xe tải đưa cô đến Musan, nơi mà cha của Mi-ran từng bị gửi đến như một người tù lao động sau chiến tranh Triều Tiên. Bây giờ ở đây là một thị trấn hoang vắng, mỏ và các nhà máy đã đóng cửa. Nhưng bên dưới bề ngoài không có sự sống này, đầy ắp những kẻ buôn lậu. Thị trấn nằm gần một trong những trải dài hẹp của sông Đồ Môn và đã phát triển thành một trong những trung tâm cho việc xâm nhập bất hợp pháp vào Trung Quốc. Đó là một ngành công nghiệp tăng trưởng, và có lẽ là ngành công nghiệp phát triển duy nhất ở Bắc Triều Tiên. Các tài xế xe tải chuyên môn đưa những người không có hộ chiếu hoặc giấy phép đi đến vùng biên giới.

Nếu có ai nhìn theo, sẽ không ai có thể nghi là họ trốn khỏi nhà. Cả nhà mặc các quần áo tốt nhất bên dưới các y phục thường ngày của mình, để hy vọng mình sẽ không giống như thế những người Bắc Triều Tiên đao khổ khi họ mới đến Trung Quốc. Trang phục của họ cũng sẽ giúp hỗ trợ cho câu chuyện của mình – là họ đi dự một đám cưới người thân ở Musan. Họ mang hành lý chỉ đủ cho một chuyến đi cuối tuần. Nhồi nhét bên trong là một vài bức ảnh gia đình và hải sản khô, cá, mực và cua, các đặc sản của Chongjin. Thực phẩm này được dự trù không phải để dùng mà để hối lộ. Có hai trạm kiểm soát dọc theo tuyến đường 50 dặm đến Musan. Một vài năm trước đó, họ không hề dám lái xe tới Musan mà không có giấy phép; nhưng đây là năm 1998 và bạn có thể mua được bất cứ điều gì bằng thức ăn.

Mi-ran đi một mình. Mẹ, anh trai và em gái cô đã đi trước đó theo như đã sắp xếp. Một người dẫn đường hộ tống cô ra khỏi Musan, xuống một con đường bụi đất chạy song song với con sông. Khi con đường đóng lại ở một cánh đồng bắp, người dẫn đường rời đi. Ông ra dấu cho cô biết là phải đi băng qua cánh đồng và tiếp tục đi về hướng con sông. “Chỉ cần tiếp tục đi thẳng "ông nói.

Nhưng bây giờ cơ thể Mi-ran run lên vì lạnh và sợ hãi. Nếu không có ánh sáng soi đường, thật khó mà đi thẳng tới. Con sông ở hướng nào ? Sau đó, cô suýt và vào một bức tường. Bức tường lù lù cao qua khỏi đầu cô và dài mãi tít tầm mắt, làm bằng bê tông màu trắng, giống như các bức tường xung quanh một nhà tù một hoặc một doanh trại quân sự. Cô lần theo dần bằng đôi tay, đến chỗ bức tường thấp hơn và thấp hơn dần cho đến khi có thể leo qua dễ dàng. Bây giờ cô hiểu được. Đó là một bức ngăn ở kè sông. Cô lao mình xuống nước.

Mùa thu là mùa khô ở Hàn Quốc nên mức nước trên các con sông đặc biệt là thấp, chỉ cao đến đầu gối của cô, nhưng nước rất lạnh khiến chân cô tê dại. Đôi chân cô tựa như làm bằng chì và các huấn luyện viên của cô đang đổ nước vào. Cô chìm vào trong bùn. Cô nhấc một chân, rồi một chân khác. Từng bước như thế cô nhích dần về phía trước, cố gắng để không bị trượt và ngã nhào vào trong nước. Đột nhiên, Mi-ran cảm thấy mức nước tụt đến mắt cá chân của mình. Cô vội kéo mình lên bờ, người ướt đẫm, nhìn quanh. Cô đã ở Trung Quốc, nhưng cô không nhìn thấy gì. Không có ai ở đó. Cô hoàn toàn một mình trong bóng tối. Bây giờ cô đã thực sự hoảng sợ. Cô nhìn về Bắc Triều tiên của mình ở phía sau. Nếu có thể tìm thấy đường đi, cô sẽ có thể cuốc bộ trở lại Musan. Từ đó cô có thể bắt tàu hỏa đến Chongjin và ngày hôm sau, cô sẽ trở về nhà. Cô sẽ trở lại công việc giảng dạy của mình. Jun-sang sẽ không bao giờ biết là cô đã suýt đào thoát. Như thể không có điều gì đã từng xảy ra.

Khi đang loay hoay suy tính nên làm thế nào, cô nghe một tiếng động trong lùm cây. Rồi một giọng đàn ông nói “Nuna ơi, Nuna”.

Đó là tiếng anh trai của cô gọi. Anh dùng từ “nuna”, tiếng Hàn nghĩa là “em ơi”.

Cô vội với tay mình ra nắm lấy tay anh mình và từ đó cô đã rời khỏi Bắc Triều Tiên mãi mãi.

Hết
====================================================
Cám ơn bác Lê Quốc Tuấn đã dịch và giới thiệu bài nầy. Bài rất hay, bác dịch cũng rất hay. Càng đọc càng thấy các nước cộng sản đều được đúc cùng một cái khuôn, đặt nền tảng trên sự dối trá và lừa phỉnh. Thật đáng thương thay cho người dân của họ.
Bác ạ,

Những người CS ở đâu cũng dùng đến các kế sách như nhau, chỉ vì hoàn cảnh thực tế ép buộc mà khác nhau ở mức độ. Một trong các kế sách thường thấy là: ngu dân, tẩy não và triệt để trấn áp.

Liên xô và các nước CS cũ ở Đông Âu cũng đã trải qua các sách lược này. Nay còn Cuba, Bắc hàn, Trung Quốc và Việt Nam.

Thử nhìn qua chi tiết:

1. Ngu dân: Ngày trước, khi phương tiện thông tin giao tiếp còn lạc hậu. Các nước CS dựng lên bức màn sắt, ngăn chặn tất cả sách vở, thông tin từ bên ngoài vào. Đày cả dân tộc vào bóng tối của ngu dốt. Ngày nay, công nghệ thông tin đã chọc thủng bức màn sắt. Các chính quyền CS vẫn đang loay hoay bưng bít thông tin bằng đủ mọi cách. Đối với họ: Dân mà khôn ra thì khó trị, do đó phải giữ cho dân ngu, càng ngu càng tốt.

2. Tẩy não: CS là bậc thầy của nghệ thuật tẩy não. Bằng thủ đoạn tuyên truyền, họ có thể xây dựng nên những thế hệ hoàn toàn bị nhồi sọ đến mức không thể nhìn ra sự thật được nữa. Ở Bắc hàn, đa số dân chúng vẫn tôn thờ hai cha con Kim Jong Il không những như những lãnh tụ mà còn gần như những bận thánh. Tương tự như thế là hình ảnh thiêng liêng của ô Hồ trong tâm tư rất nhiều người lớn lên ở miền Bắc việt nam. Hơn ba mươi mấy năm ở VN sau năm 1975, CS cũng đang thành công phần nào trong công trình tẩy não khi có một bộ phận những thanh niên tin rằng họ đang cai trị đúng, tin rằng đất nước chưa cần đến dân chủ đa đảng.

3. Triệt để Trấn áp: Nghĩa là dứt khoát bóp chết những tiếng nói phản kháng. Bằng mọi giá phải trả, bời vì nếu không trấn áp được thì chính chúng phải ra đi. Do đó, sự trấn áp là triệt để, không khoan nhượng, một mất một còn.

Trở lại câu chuyện Bắc hàn, khi có cơ hội để nhìn vào, chúng ta cảm thương cho những người dân khốn khổ và phẫn uất với thánh phần lãnh đạo phi nhân tính. Nhưng Bắc hàn là một thứ cực đoan ngu xuẩn dễ nhìn thấy. Một lỗ đen ngòm như đại dương trống rỗng, tối tăm hiển nhiên trước mắt lương tri của cả nhân loại nhìn vào. Nhưng được bao nhiêu người dân Bắc hàn hiểu được thân phận của mình ?

Cũng như, trong ngay chính nước VN mình, được bao nhiêu người hiểu ra và thực sự đau đớn rằng mình đang bị tước đoạt mất những quyền lợi cơ bản nhất của quyền làm người ? Hay là một bộ phận khá lớn những người VN hiện nay, cả ở trong và ở ngoài nước lại nhìn ra rằng : Những người lãnh đạo ở Hà Nội đang làm đúng. Dân mình đã có ăn có mặc. Đất nước sẽ dần thay đổi tốt hơn. Lúc này chưa cần đến dân chủ v.v. và v.v...
Trưa nay, đọc đến đây, nhớ lại những ngày đói sau 30/4. Đó là những ngày đầu tiên trong đời làm người tôi biết đến cái đói. Không phải chỉ mình mình đói mà bao nhiêu người chung quanh đều đói.

Đó là những ngày cơm độn, bo bo, khoai mì, khoai lang, củ chuối…Những ngày trẻ con hát “đồng dao” : “Tổ quốc ơi, ăn khoai mì ngán quá. Từ giải phóng vô đây, ta ăn độn dài dài”…

Sau này, khi tôi “phản động” quá, phải được “tập thể giúp đỡ”, đưa đi cải tạo để “học tập” thì còn đói kinh người. Khi nào có dịp, sẽ kể lại những câu chuyện này ở một chỗ khác. Còn ngay bây giờ thì tớ đang đói thật, đến giờ luch rồi !

Đến thế kỷ 21 rồi cũng còn những quốc gia như vậy sao?
Chủ tịch BTT chắc là một con quỷ chứ không phải là con người.
PS: Cái vụ đói sau 30/4 thì em có nghe mẹ em kể lại. Dân miền Nam đói kinh khủng, đói rã rời...

Có đó, chắc bác không coi tấm hình con Kền kền đợi đứa nhỏ (bên châu Phi) chết để ăn thịt. Có điều, châu Phi thì, dân bản xứ cũng như toàn TG đều biết chỗ đó là Địa ngục. Còn bên Bắc Hàn cũng như VN, Tàu hay Cuba, dân lại cho rằng là Thiên đường. Tôi ở miền Bắc, trước năm 75 cũng thương đồng bào miền nam bị đày đọa, bóc lột, kìm kẹp, đói khổ ..., lắm chứ. Với tiêu chuẩn 100g thịt một tháng, tôi nghĩ còn sướng bằng mấy những nơi không được có Đảng CS lãnh đạo. Cô Mi-ran mà còn ở lại trong nước thì vẫn còn cho rằng Nam hàn khổ hơn nhiều.
http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=333&page=2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét