26/9/10

Đạo đức Hồ Chí Minh: Chỉ rao giảng chứ không thực hành


Cách nay vài ngày, VTV – tên tắt của hệ thống truyền hình quốc gia ở Việt Nam – phát một phóng sự liên quan đến “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Học xong tư tưởng, phải theo gương đạo đức
Theo đó: Tại tỉnh Vĩnh Long, qua gần ba năm thực hiện “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cán bộ, Đảng viên của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực trong đạo đức, lối sống. Đến nay, cuộc vận động đã lan sâu vào lĩnh vực tôn giáo. Nhiều gương tiêu biểu ở các chùa cho thấy rằng, những vị sư sãi đã bắt đầu học tập, làm theo gương Bác từ những việc làm hết sức thiết thực và cụ thể.
Theo một chỉ thị do Tổng Bí thư Đảng CSVN ký thì sau khi học tập “tư tưởng Hồ Chí Minh”, toàn Đảng, toàn dân còn cần học tập và làm theo “tấm gương đạo đức Hồ Chí MinhThật ra không phải chỉ trong ba năm gần đây, Đảng và chính quyền Việt Nam mới yêu cầu toàn Đảng, toàn dân học tập Hồ Chí Minh.
Tháng 3 năm 2003, Trung ương Đảng đã từng phát động một đợt “học tập tư tưởng Hồ Chí Minh”. Ba năm sau, Bộ Chính trị quyết định mở rộng đợt học tập này.
Theo một chỉ thị do Tổng Bí thư Đảng CSVN ký thì sau khi học tập “tư tưởng Hồ Chí Minh”, toàn Đảng, toàn dân còn cần học tập và làm theo “tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, từ năm 2007 cho tới hết nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng CSVN, mãi tới đầu năm 2011 mới kết thúc.
Một trong những yêu cầu được nêu ra trong chỉ thị mà ông Nông Đức Mạnh đã ký vào năm 2007, khi tổ chức “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là “nghiên cứu, học tập,… tập trung vào các phẩm chất ‘cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư’, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí”.
Đến nay, ít nhất, theo thông tin do VTV cung cấp thì cuộc vận động này đã “lan sâu vào lĩnh vực tôn giáo” và “những vị sư sãi đã bắt đầu học tập, làm theo gương Bác”.
Cứ tạm cho đó là tác động của hai cuộc vận động vừa kể tới quần chúng. Còn tác động của cả hai cuộc vận động này tới lãnh đạo Đảng và chính quyền thì như thế nào?

Các nhà lãnh đạo học tập tư tưởng ?

Hôm 20 tháng 8, blogger Nguyễn Văn Tuấn, một chuyên gia y khoa đang sống tại Úc, kể lại chuyện ông về Việt Nam tham dự một hội nghị chuyên ngành, tổ chức ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang: Hội nghị thu hút khoảng 270 người tham dự, với sự tài trợ nhiệt tình của các công ty dược. Khách sạn Sasco Blue Lagoon Resort được chọn làm nơi tổ chức và khách tham dự đã đặt phòng từ một tháng trước. 
Tưởng rằng đã đặt phòng thì sẽ có phòng để ở nhưng ở Việt Nam “sự đời” không đơn giản như thế. Đến ngày hội nghị, một số khách đến nơi check-in thì được biết là đã…mất phòng! Tại sao? Tại vì phái đoàn tùy tùng của ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ra thị sát hay đi holiday gì đó ở đảo Phú Quốc và vì khách sạn là của Nhà nước, nên họ phải dành phòng cho tùy tùng của ông Phó Thủ tướng và tống cổ khách đi khách sạn khác... 
Khoảng 10 khách mời và diễn giả ở Hà Nội không tham dự được hội nghị, cũng chỉ vì người ta dành ưu tiên cho chuyến bay của ông Hoàng Trung Hải. Cần nói thêm rằng những người này đã mua vé máy bay (Vietnam Airlines) từ cả tháng trước
Blogger Nguyễn Văn Tuấn    
Chưa hết. khoảng 10 khách mời và diễn giả ở Hà Nội không tham dự được hội nghị, cũng chỉ vì người ta dành ưu tiên cho chuyến bay của ông Hoàng Trung Hải. Cần nói thêm rằng những người này đã mua vé máy bay (Vietnam Airlines) từ cả tháng trước nhưng bất chấp mọi qui luật thương mại, Vietnam Airlines vẫn lấy chỗ của các hành khách này để cho đoàn tùy tùng của ông Hoàng Trung Hải! Một số còn “đau” hơn, vì họ đã bay vào Sài Gòn nhưng đành phải bay về Hà Nội chứ không có chỗ để đi Phú Quốc.
Vì may mắn hơn nên blogger Nguyễn Văn Tuấn có cơ hội chứng kiến để kể thêm nhiều chi tiết khác: Tôi có cơ duyên được tạm trú tại khách sạn Sasco Blue Lagoon Resort cùng với ông Hoàng Trung Hải nhưng không có cơ duyên diện kiến ngài. Tôi thường ăn sáng tại một nhà ăn có hai tầng, và tôi thường chọn tầng trên để nhìn ra biển nhưng vì sự có mặt của Hoàng Trung Hải nên tôi và một số bạn bị đuổi xuống tầng dưới. Làm quan lớn cỡ như ông Hoàng Trung Hải đúng là sướng thiệt vì được “ăn trên, ngồi trước”, cũng là một hình thức đóng vai các quan thuộc địa của Pháp ngày xưa mà ba tôi thường kể lại.
Đến ngày ngài Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải lên đường về Hà Nội thì lại là một sự kiện trên đảo Phú Quốc. Xe quân đội biển số đỏ chận các nút đường và xe công an biển xanh hú còi, dọn đường cho xe của ngài đi.
Nghe nói ông Hoàng Trung Hải và tùy tùng đi thị sát tiến độ thi công sân bay Phú Quốc nhưng cũng có tin là ông ta đi thị sát công trình gì đó ở Hà Tiên rồi nổi hứng ra Phú Quốc chơi…
Từ những gì đã tận mắt, mục kích, blogger Nguyễn Văn Tuấn nhận xét: Dù là Hà Tiên hay Phú Quốc thì ông ta cũng chỉ tiêu ra vài phút ngắm nhìn công trình, chỉ tay phía bên này, chỉ tay phía bên kia để phóng viên chụp hình. Tính ra thời gian ông Hoàng Trung Hải lưu lại trên Phú Quốc chỉ có một ngày nhưng ông ta và tùy tùng ông ta đã gây ra biết bao phiền toái cho người dân. Đó là chưa nói đến khoản chi phí rất lớn để lo cho ông ấy và tùy tùng của ông ấy. 
Tôi thường ăn sáng tại một nhà ăn có hai tầng, và tôi thường chọn tầng trên để nhìn ra biển nhưng vì sự có mặt của Hoàng Trung Hải nên tôi và một số bạn bị đuổi xuống tầng dưới. Làm quan lớn cỡ như ông Hoàng Trung Hải đúng là sướng thiệt vì được “ăn trên, ngồi trước”, cũng là một hình thức đóng vai các quan thuộc địa của Pháp
Blogger Nguyễn Văn Tuấn    
Trong thời gian ở Việt Nam, blogger Nguyễn Văn Tuấn còn có dịp chứng kiến cảnh các công bộc cao cấp khác cũng làm việc và sinh hoạt tương tự. Ông kể thêm: Ngày 13 tháng 8, có hội nghị về quản lý bệnh viện vùng Đông Nam Á do Hội Y học TPHCM tổ chức tại khách sạn Equatorial. Hội nghị thu hút khoảng 300 khách nhưng có đến hai quan chức cao cấp trong chính phủ đến đọc diễn văn: Đó là ông phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu.
Hai ông này phải bay từ Hà Nội vào Sài Gòn, ở khách sạn Equatorial (phòng dành cho VIP) và mỗi ông có vệ sĩ đi theo cộng với một hay hai thư kí. Ban Tổ chức trả tiền phòng mệt nghỉ. Đó là chưa nói đến phong bì cho hai ông. Hôm đó tôi đi ăn sáng và thấy cho vệ sĩ đi theo, tôi tưởng là họ đi…bảo vệ tôi nhưng không, họ bảo vệ hai ông quan kia đi… ăn sáng. 
Trời! Đây là khách sạn 5 sao, có ai mà hành hung hai ông ấy để phải có vệ sĩ đi theo! Thật ra, phần lớn khách trong khách sạn cũng chẳng ai biết hai ông ấy là ai. Đúng là hợm hĩnh!
Chuyện đi lại của lãnh đạo Đảng và chính quyền – những người khởi xướng hết “Cuộc vận động học tập tư tưởng Hò Chí Minh”, tới “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” – không chỉ gây xôn xao trên hệ thống blog.
Hồi giữa năm ngoái, tờ L’Echo, tờ Le soir, Đài truyền hình RTL ở châu Âu, đã từng khiến dư luận quốc tế sửng sốt, khi đồng loạt cho biết, trong chuyến thăm Việt Nam, ông Karel De Gucht, Ngoại trưởng Vương Quốc Bỉ, bị nhân viên Vietnam Airlines thản nhiên đuổi ra khỏi khu vực dành cho khách hạng thương gia, chỉ vì chuyến bay đưa phái đoàn ngoại giao của Vương quốc Bỉ từ Hà Nội vào TP.HCM, hôm 13 tháng 6 năm 2008, vốn đã được Đại sứ quán Bỉ đặt chỗ từ trước, đột nhiên có thêm một số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN bỗng dưng thấy cần vào Nam dự lễ tang cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt.        
Ô. Karel De Gucht, Ngoại trưởng Vương Quốc Bỉ, bị nhân viên Vietnam Airlines thản nhiên đuổi ra khỏi khu vực dành cho khách hạng thương gia, chỉ vì chuyến bay đưa phái đoàn ngoại giao của VQ. Bỉ từ Hà Nội vào TP.HCM,  vốn đã được Đại sứ quán Bỉ đặt chỗ từ trước, đột nhiên có thêm một số UVBCHTU Đảng CSVN bỗng dưng thấy cần vào Nam dự lễ tang cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt.  
Blogger Nguyễn Văn Tuấn    
Các nhà lãnh đạo học tập đạo đức ?
Tuy nhiên những gì vừa dẫn mới chỉ là chuyện đi lại trong nước, thông tin về các chuyến công du ngoài nước của lãnh đạo Đảng và chính quyền trên hệ thống blog còn khiến người ta choáng nhiều hơn.
Năm 2006, báo chí Việt Nam từng loan tin, ông Lý Hiển Long, Thủ tướng Singapore quyết định dùng Tiger Airway – một hãng hàng không giá rẻ khi tham dự Hội nghị APEC tại Việt Nam. Chẳng riêng Thủ tướng Singapore, năm 2008, Thủ tướng Thái Lan cũng đã từng thực hiện chuyến công du tại Việt Nam bằng cách mua vé đi chung với mọi người bình thường. Nguyên thủ nhiều quốc gia khác, kể cả Anh, Pháp cũng vậy. Song lãnh đạo Đảng và chính quyền Việt Nam thì khác hẳn!
Cách nay ba tháng, một blogger có nick name là Dòng Sông Xanh tiết lộ, Việt Nam có qui định, khi đi công tác nước ngoài, “tứ trụ” – cách gọi bốn nhân vật giữ vai trò: Tồng Bí thư Đảng, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nhà nước, Thủ tướng ở Việt Nam - có quyền dùng riêng một máy bay. Đây là máy bay của Vietnam Airlines và khi trưng dụng để chở lãnh đạo Đảng, lãnh đạo chính quyền thì được xem như chuyên cơ, cho dù theo blogger Dòng Sông Xanh: Một ngày bay chuyên cơ thực hiện công vụ, nghĩa là không kinh doanh thương mại, cũng như một ngày máy bay nằm yên không hoạt động thì Vietnam Airline bị thất thu hàng trăm ngàn đô la... Tính trung bình, mỗi năm, một ‘tứ trụ’ đi nước ngoài khoảng 2,5 chuyến, mỗi chuyến tốn trung bình khoảng 500.000 đô la thì như vậy trong một năm, bốn vị tiêu hết của ngân sách khoảng 5 triệu đô la, tương đương với 90 tỉ đồng.
Đáng lưu ý là theo blogger Dòng Sông Xanh, mục tiêu của nhiều chuyến công du chỉ là: Lắm lúc chẳng nguyên thủ nào mời đâu, xin đi cả đấy!..  và hiệu quả thì: Có những lúc phía bạn thẳng thừng từ chối... Mỗi khi gặp phải tình huống này,  đám cán bộ cấp dưới phải đôn đáo liên hệ với nước khác để làm sao cho bốn cụ trong một năm, đi được bao nhiêu nước mà không bị trùng lặp!..  
Việt Nam có qui định, khi đi công tác nước ngoài, “tứ trụ” – cách gọi bốn nhân vật giữ vai trò: Tồng Bí thư Đảng, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nhà nước, Thủ tướng ở Việt Nam - có quyền dùng riêng một máy bay. Đây là máy bay của Vietnam Airlines và khi trưng dụng để chở lãnh đạo Đảng, lãnh đạo chính quyền thì được xem như chuyên cơ,
Blogger Dòng Sông Xanh
Sau hơn hai năm tuyên truyền về “đạo đức Hồ Chí Minh”, vài tháng gần đây, hệ thống truyền thông Việt Nam, trong đó có VTV đang bắt đầu giới thiệu kết quả của “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, ví dụ như: Tại thị trấn Cái Vồn, huyện Bình Minh, người dân thường nhắc đến tập thể các vị sư ở chùa Long An vì đức tính cần, kiệm, thương người. Sư cô Thích Nữ Như Hải là người có công trong việc đưa phong trào học tập và làm theo gương Bác đi vào nề nếp. Tiết kiệm mọi chi tiêu như một nguyên tắc sống ở chùa. 
Số tiền dành dụm dùng để xây cất nơi thờ tự cho bà con. Điều làm người ta cảm phục là mỗi thành viên trong chùa đều bỏ công lao động, không ngại nặng nhọc. Đây là cách thiết thực giảm chi phí xây dựng và cũng là cơ sở để các sư cô có điều kiện giúp đỡ cho những người nghèo.
Cứ tạm tin đó là tác động của cuộc vận động đến dân chúng, thế còn việc học tập “các phẩm chất ‘cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư’, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí”  trong Đảng và chính quyền thì sao? Việc “làm theo” đã “lan sâu” tới cấp nào?
Bàn về “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trên diễn đàn điện tử X-cafe, ông Nhượng Tống, tác gỉa bài “Người bị buộc phải gánh vác tư tưởng”,kể: Tất cả mọi ban, ngành, công sở đều phải học tập và áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh. Cứ mỗi ngành cụ thể người ta lại cố gán ghép một câu nói hay việc làm nào đó có liên quan của ông Hồ. Thế nên mới có chuyện có tư tưởng Hồ Chí Minh trong phòng cháy chữa cháy, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thể dục thể thao...
Vậy bao giờ thì có tư tưởng và gương đạo đức của Hồ Chí Minh trong chuyện đi lại dành riêng cho lãnh đạo Đảng, cũng như chính quyền?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét